Tiền bạc là phương tiện, hay là mục đích?

0
179
 
 
Hãy làm chủ đồng tiền, đừng làm nô lệ cho nó.
Không đời sẽ ngang trái lắm!
 
Tôi đã hỏi câu này trên facebook và nhận được 3 loại câu trả lời:
  • Phương tiện
  • Mục đích
  • Cả hai
Các bạn cần lưu ý, đây là câu hỏi mở (open question) chứ không phải câu hỏi đóng (closed question). Closed question là câu hỏi có thể trả lời một cách ngắn gọn. Câu hỏi mở là để bạn thể hiện bản thân, ở đây là thể hiện sự hiểu biết về tiền bạc. Nếu bạn đi xin việc (đặc biệt các công việc lương cao), xin học bổng thì bạn rất thường gặp câu hỏi mở. Nếu bạn trả lời như là trả lời câu hỏi đóng, khả năng bạn bị loại rất cao. Ở bài này, Takahashi sẽ luận về chủ đề trên, tức là “tiền là phương tiện hay là mục đích?”.
 
Về cơ bản, tiền vừa là phương tiện, vừa là mục đích. Khi bạn kiếm tiền, nó là mục đích (目的 Mokuteki Mục Đích). Khi bạn xài tiền, nó là phương tiện (手段 Shudan Thủ Đoạn). Chúng ta cần phải phân ra thành phương tiện và mục đích là để hiểu hơn về tiền bạc, từ đó có cái nhìn đúng đắn hơn về tiền và có cuộc sống tốt hơn. Takahashi nói như vậy thì nghe rất đơn giản, quá đơn giản và nhiều người nghĩ “Bạn quá ngây thơ”. Đúng thế, tôi rất ngây thơ, nhưng chính vì thế tôi không bị lẫn lộn giữa phương tiện và mục đích của tiền bạc.
 
Có một điều: Đại đa số mọi người đến một lúc nào đó nhầm lẫn giữa phương tiện và mục đích của tiền bạc. Nhất là khi họ bắt đầu kiếm được nhiều tiền. Ban đầu, mọi người kiếm tiền để có cuộc sống tốt hơn. Tức là tiền lúc này là mục đích, nhưng mục đích có tiền là để phục vụ cho mục đích khác: Có cuộc sống tốt hơn. Khi họ có tiền, tiền trở thành phương tiện để có cuộc sống tốt. Nhưng khi cuộc sống đủ tốt rồi thì họ không biết làm gì nữa (tức là không có lý tưởng, mục đích gì khác) thì họ không biết làm gì ngoài kiếm nhiều tiền hơn. Thế là, lúc này bản thân việc kiếm tiền lại trở thành mục đích, chứ không phải là phương tiện để có cuộc sống tốt nữa. Nhiều người giàu thường rơi vào tình trạng này. Thực sự là họ không biết làm gì ngoài kiếm tiền, nên họ luôn phải thể hiện “ta giàu” mà chúng ta thường nói là khệnh khạng. Họ ăn nói đao to búa lớn để mọi người biết họ kiếm tiền nhiều thế nào. Với Takahashi thì việc này là vô nghĩa, vì tiền chỉ nên là phương tiện, không nên là mục đích.
 
Nói về chất lượng cuộc sống thì kiếm tiền làm bạn khổ, còn tiêu tiền làm bạn thoải mái. Nên chất lượng cuộc sống phụ thuộc vào thời gian bạn kiếm tiền (càng ít càng tốt) và việc bạn tiêu tiền (càng nhiều càng tốt). Tuy vậy, tiêu tiền quá mức bạn kiếm được (vay nợ) sẽ dẫn tới thiếu tiền trong tương lai và gây ra thảm họa về chất lượng cuộc sống. Do đó, bạn phải duy trì hợp lý giữa hai mức này. Có những người dành cả đời để kiếm tiền dù họ không thiếu tiền vì họ không biết cách tiêu tiền mà bị sa chân vào việc lấy kiếm tiền là mục đích sống.
 
Nhầm lẫn tiền bạc là mục đích sống
 
Bởi vì họ đã mất quá nhiều thời gian cho việc kiếm tiền (thường họ đi lên từ tay trắng và rất vất vả kiếm tiền), cuối cùng họ rất giỏi kiếm tiền và quên mất mục đích ban đầu là kiếm tiền vì cuộc sống tốt hơn. Có một tâm lý hoạt động ở đây là càng có nhiều tiền lại càng thấy mình ít tiền, do trong quá trình này họ thường quen nhiều người giàu hơn họ. Việc dành cả đời để kiếm tiền cũng là một sự nô lệ cho đồng tiền (đây là kiểu nô lệ của người giàu) vì họ cứ kiếm tiền chất trong nhà chứ số tiền này hoàn toàn không giúp ích gì cho ai. Họ là nô lệ cho tài sản của họ.
 
Ngược lại, người nghèo lại có kiểu nô lệ cho đồng tiền của người nghèo. Đó là họ dành cả đời kiếm tiền (kế sinh nhai) để có thể sinh tồn trong hoàn cảnh tối thiểu.
 
Đừng làm nô lệ cho đồng tiền
 
Đồng tiền luôn có 2 mặt. Ảnh: Wikipedia.
Bạn phải luôn nhớ đồng tiền có hai mặt: Mặt số hay mặt hoa văn, à không phải, là mặt PHƯƠNG TIỆN và mặt MỤC ĐÍCH. Bạn phải xác định rõ mặt đồng tiền mà bạn đang theo đuổi và bạn đang nắm rõ. Mục đích cuối cùng của tiền vẫn là làm PHƯƠNG TIỆN cho một mục đích, một lý tưởng của bạn. Bản thân đồng tiền không nên lấy làm mục đích, nếu không cuộc sống của bạn sẽ méo mó. Bạn nên quan sát bảng sau:
 
 KIẾM TIỀN (Mục đích) – An toàn tài chính
 – Mất thời gian, sức lực
 – Có tiền theo đuổi các mục đích khác (lấy tiền làm phương tiện), tức là có phương tiện
 TIÊU TIỀN (Phương tiện) – Sống vui vẻ
 – Giảm an toàn tài chính
 – Giảm phương tiện
Để không làm nô lệ cho đồng tiền, chúng ta phải hiểu rõ hai mặt của đồng tiền như trên. Không nên làm nô lệ cho đồng tiền theo kiểu người giàu (chỉ kiếm rất nhiều tiền và coi đó là mục đích sống) hay người nghèo (tiêu hết mọi đồng tiền kiếm được cho mục đích sinh hoạt).
 
Nguồn: Takahashi @ cuộc sống nhật bản yurika.saromalang.com

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

five × four =