Cách thức tạo lập môi trường đọc sách ở nhà cho con trẻ

0
42

Khi những đứa trẻ nhìn thấy người lớn đọc và viết hàng ngày, chúng sẽ coi đó là tấm gương và bắt chước. Những gì bạn cần làm đơn giản chỉ là trang bị giá sách, đọc báo, có một cuốn sổ để ghi lại những đồ cần mua và các tin nhắn điện thoại, con em của bạn sẽ thấy được tầm quan trọng của việc đọc và viết trong đời sống hàng ngày.

Các đạo cụ để diễn kịch

Các đao cụ như phục trang và đĩa nhựa đồ chơi có thể khiến cho các bạn nhỏ muốn diễn kịch, và điều này giúp hình thành và phát triển các kỹ năng về văn chương. Hãy tận dụng đồ vật ở trong nhà để làm đạo cụ. Hộp đựng ngũ cốc, dây chuyền cũ của mẹ, một cái nồi hay một chiếc thìa gỗ cũng có thể làm đạo cụ trong rất nhiều tình huống kịch.

Đĩa CD

Sách và các bài hát dành cho thiếu nhi trên đĩa CD cũng sẽ giúp bọn trẻ yêu thích những câu chuyện và âm nhạc. Bạn có thể mượn các quyển sách nói và các đĩa CD âm nhạc dành cho trẻ em ở hầu hết các thư viện.

Video

Video có thể dạy các bạn nhỏ những khái niệm và cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản. Xem video cũng là một cách để con em của bạn có thể tiếp xúc với văn học dành cho trẻ em. Trong khi những video về bảng chữ cái hay vần điệu rất phù hợp với trẻ ở độ tuổi này thì các bạn nhỏ ở độ tuổi đi mẫu giáo lại thích xem video về những quyển sách quen thuộc

Những điều bạn có thể làm:

1. Sắp xếp một giá sách truyện thiếu nhi. Sẽ thật là tuyệt vời nếu con em của bạn có một chiếc giá sách của riêng mình. Các bạn nhỏ có thể tự lấy sách để đọc mà không cần hỏi ý kiến bố mẹ. Khi có riêng cho mình một giá sách, con em bạn sẽ hiểu được giá trị của những cuốn sách.

2. Dành cho các bé một khu vực để viết lách.

Khi có đầy đủ dụng cụ, các bạn nhỏ sẽ trở nên hứng thú với việc viết lách. Để bọn trẻ thấy viết là một việc làm quan trọng, chúng nên có một chiếc bàn riêng để làm công việc này.

3. Hãy cùng bàn bạc về sở thích của con

Hãy hỏi những câu hỏi mà bạn thực sự chưa biết về con. Đừng nên hỏi những câu “ là cái gì” mà hãy đặt ra câu hỏi “tại sao” hay “như thế nào. Khi bạn nói, bạn hãy chú ý đến những hành động của con.

4. Dạy con những từ mới khi trò chuyện cùng con. Khi bạn sử dụng một từ mới, nhớ hãy giải thích ý nghĩa của từ đó cho con và khuyến khích con hỏi khi con không hiểu một từ nào đó.

5. Hãy giữ lấy thói quen đọc truyện cho con.

Hãy tiếp tục thói quen này như bạn đã làm khi con còn nhỏ. Ngày nào bạn cũng nên có một giờ cố định để đọc cho con, và ngồi ở những nơi thoải mái như là ở trên gường hay ở trên ghế phòng khách.

6. Hãy chỉ vào từ khi đọc truyện cho con.

Không phải từ nào bạn cũng phải chỉ vào, bạn nên chỉ vào những từ ở trên tên sách hay là các từ được lặp lại ở trong các quyển sách tranh. Khi bạn làm việc này, bạn có thể chỉ ra cho con sự kết nối giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, đồng thời dạy cho con biết rằng chữ thì phải viết từ trái sang phải.

7. Hãy lắng nghe khi con bạn đọc. Khi sắp hết tuổi mẫu giáo, hầu hết bọn trẻ đều có thể đọc được vài cuốn sách đơn giả bằng cách dựa vào các bức tranh và trí nhớ. Hãy để dành ra một khoảng thời gian nhỏ để nghe con bạn đọc. Tuy nhiên đừng ép con khi con bạn chưa sẵn sàng.

8. Lồng ghép văn chương vào các buổi đi chơi. Ghé thăm thư viện địa phương hay các cửa hàng sách để tìm những cuốn sách mới để đọc cho con. Nhiều thư viện có các buổi phát nhạc hay đọc sách miễn phí có thể thu hút bọn trẻ.

9. Chính bạn cũng nên trở thành một độc giả và tác giả. Hãy trở thành một tấm gương để con bạn noi theo, để cho chúng thấy rằng việc đọc và viết là rất quan trọng và hữu ích. Bạn nên có đọc và viết thường xuyên và nhớ chia sẻ cho con bạn để chúng biết bạn làm gì khi bạn đọc và viết.

– Vũ Toàn Khánh, dịch –

Nguồn: https://www.sachoimora.vn/blogs/tai-lieu-cho-phu-huynh/cach-thuc-tao-lap-moi-truong-doc-sach-o-nha-cho-con-tre

 

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

fifteen − eight =