Nhà thơ Việt Phương: “Nhân chi sơ, tính… phức tạp”
14:00 14/08/2006
Phương Tây họ nói rằng, con người không phải thánh thần, cũng không phải ma quỷ. Thực ra con người còn phức tạp hơn cả thánh thần và ma quỷ. Có điều, theo tôi, tính trội trong con người là cái tính thiện, nhưng nếu bảo rằng con người bản tính là thiện thì là nói chưa đủ…
Nhà thơ Việt Phương. |
“Không được soi vào đôi mắt em, Anh ngắm trời sao cho vợi nhớ, Ô kìa, trời sao mà cũng ghen, Bắc Đẩu nghẹn ngào như tức thở. Gốc liễu đôi ta ngồi đêm trước, Hôm nay lại vẫn đón một đôi, Anh đi giữa hai bờ mây nước, Mỗi góc tình yêu đều ấm hơi người. Đêm em thơm anh ngọc lan ngào ngạt. Hôm nay còn man mác mùi hương, Tình đôi ta thành một làn gió mát, Đưa ngọc lan đi, thơm mọi nẻo đường…” – những câu thơ này tôi đã thuộc lòng từ 27 năm trước, khi bước chân vào cuộc đời người lính. Một bà cô họ làm thủ thư ở Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã cho tôi mượn (và cho luôn) tập sách mỏng “Cửa mở” đã mất bìa và sờn cả gáy (in từ năm 1970) trước lúc tôi lên đường. Và suốt cả tháng làm tân binh, tôi gần như đã nhập tâm gần hết những bài thơ tình, trong sáng, cao thượng và cũng rất đắm đuối của nhà thơ Việt Phương. Và mỗi khi buồn hay cảm thấy khổ quá thì tôi lại lẩm nhẩm thơ Việt Phương và tự dưng thấy lòng mình trong trẻo lại. Về sau, đọc hàng nghìn tập thơ của hàng nghìn thi nhân khác, bằng không chỉ một thứ tiếng, tôi vẫn không sao quên được hương vị thuần phác và thấm thía của “Cửa mở”.
Với tâm trạng xúc động đến mức xao xuyến, tôi đã tìm tới nhà thơ Việt Phương để thực hiện cuộc trò chuyện cuối tháng cho số báo tháng 6. Tôi biết là người công chức cao cấp của chế độ ở tuổi 79 này không thích xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng vì quá yêu quý ông nên tôi đã cố thuyết phục ông đồng ý tiếp tôi. Gặp lần đầu mà tôi đã thấy ông thân thiết và gần gụi, như thể chúng tôi ngày nào cũng gặp nhau và tán gẫu cùng nhau, không có khoảng cách tuổi tác, không có khoảng cách nghề nghiệp, không phải dè chừng hay khách khí gì cả. Quần bò, áo phông, tuổi cao mà phong cách rất thanh niên, ông bảo ngay với tôi: “Mình có điểm yếu là ít biết nói không. Với Hồng Thanh Quang lại càng chẳng nói không được…”. Tự dưng, tôi thấy mũi mình cay cay và cảm thấy thực sự thích thú vì được ông dành cho những lời như thế.
Thực dụng không có nghĩa tiêu cực
Phóng viên (PV): Thưa nhà thơ Việt Phương, nhìn ông tôi lại nhớ ngay tới những câu: “Ta đi yêu người ta yêu nhau, Người ta cũng là ta khác đâu, Ta yêu tình yêu người ta lắm, Say đắm bao nhiêu cái hôn đầu. Ta đi yêu người ta yêu nhau, Đêm chớ về khuya, hương đượm lâu, Gió ơi, gió hãy vừa đủ lạnh, Cho những lứa đôi chụm mái đầu… Đừng có bao giờ dứt bỏ nhau, Yêu nữa, người ơi, chưa đủ đâu, Đôi nào cần nối tình dang dở, Đây trái tim ta hiến nhịp cầu…”. Nói thực, có lúc, tôi đã từng nghĩ rằng chỉ có Puskin mới đủ sự vị tha trong tình yêu để viết “Cầu em được người tình như tôi đã yêu em…”. Xin phép được hỏi rằng, phải chăng mọi trí thức trẻ ở mọi thời, ở mọi nơi đều mang trong mình tinh thần lãng mạn đầy vị tha như thế?
Nhà thơ Việt Phương: Thời nào thì thanh niên cũng lãng mạn, ở đâu thì thanh niên cũng lãng mạn. Không chỉ riêng tại Việt
PV: Theo ông, chất lãng mạn của người thanh niên Việt
Nhà thơ Việt Phương: Chất lãng mạn nào cũng có bao hàm một phần ảo tưởng. Chất lãng mạn của thế hệ mình nhiều ảo tưởng hơn so với chất lãng mạn của thế hệ trẻ bây giờ.
PV: Phải chăng chính vì thế nên một số người đã khẳng định rằng, những thế hệ bắt đầu cuộc Cách mạng Mùa thu 1945 hồn nhiên hơn, trong sáng hơn, dâng hiến hơn so với thế hệ trẻ bây giờ? Tất nhiên, lớp trẻ bây giờ nhìn chung cũng hướng thiện, cũng ham muốn giúp đỡ những người khác, giúp cho xã hội trở nên nhân bản hơn, con người đỡ phải khổ sở hơn, tình yêu đẹp đẽ hơn… Nhưng sự dâng hiến của lớp thanh niên bây giờ không thể bằng thế hệ trước, đơn giản vì những bài học trường đời của thế hệ cha anh và thực tế nhỡn tiền bắt buộc lớp trẻ bây giờ phải tỉnh táo hơn, vị kỷ hơn?
Nhà thơ Việt Phương: Nói thực là những ý kiến tương tự như thế mình đã nghe rất nhiều lần rồi. Rất nhiều người đã nói như thế với mình. Tuy nhiên, tôi không đồng tình với ý kiến này. Cách đây độ khoảng 15 năm, khi đó tôi đã 64 tuổi rồi, tôi cùng mấy người bạn có làm cuộc điều tra xã hội học nhỏ với câu hỏi về đánh giá của thế hệ chúng tôi về lớp trẻ hiện tại. Có gần 100 người trả lời. Chúng tôi yêu cầu là mỗi người nói rất ngắn thôi, chỉ vài từ thôi, đánh giá về thế hệ trẻ hơn chúng tôi. Kết quả là hơn 90% cho rằng lớp trẻ hiện tại “thực dụng”! Chúng tôi mới hỏi tiếp, các ông dùng từ “thực dụng” với nghĩa nào? Câu trả lời là dùng với nguyên nghĩa gốc của từ, tức là không có sắc thái biểu cảm xấu.–PageBreak–
PV: Tức là không tiêu cực?
Nhà thơ Việt Phương: Không có! Cái mà người ta gọi là chủ nghĩa thực dụng tức là rất công bằng và sòng phẳng, rất thiết thực và đầy nhạy cảm đối với mối quan hệ cống hiến và hưởng thụ, mua và bán, phục vụ và trả công, chi phí và hiệu quả…
PV: Có vẻ như ông ở lứa tuổi này vẫn rất lạc quan về lớp trẻ?
Nhà thơ Việt Phương: Phải nói thẳng thế này, nếu không như thế thì thế hệ của chúng mình không còn lẽ sống nữa. Thế hệ chúng mình vẫn đang sống là nhờ còn niềm tin vào thế hệ trẻ đấy. Tất cả lẽ sống là ở đấy…
Tốt vẫn nhiều hơn xấu
PV: Theo tôi hiểu, nếu thế hệ trẻ hôm nay không bóp nát cam trong Hội nghị Diên Hồng và không sớm cầm gươm đi diệt giặc như Trần Quốc Toản thì chỉ vì hôm nay không cần phải làm như thế để bày tỏ lòng yêu nước. Nếu hôm nay các nữ sinh viên Hà Nội không viết những dòng nhật ký như Đặng Thùy Trâm thì chỉ đơn giản là vì bây giờ chúng ta đang được sống trong những điều kiện hòa bình yên ấm, chứ không phải không có tinh thần Đặng Thùy Trâm trong các thiếu nữ thời nay. Và triển khai tiếp ý này, có thể nói rằng, không có thế hệ trẻ nào hay hơn hoặc tồi hơn tiền nhân hoặc hậu thế. Và vì vậy, chúng ta luôn có thể tin vào sự phát triển và trường tồn của dân tộc mình?
Nhà thơ Việt Phương: Tôi nói điều này không phải sách vở gì đâu. Theo tôi, nếu ngày hôm nay chúng ta muốn đi tìm những tấm gương rất cao rất đẹp thì cũng không thiếu gì cả. Tôi rất tiếc là công việc này hiện hơi bị nhẹ đi trên các phương tiện thông tin đại chúng của ta. Còn quá ít những chuyên mục nói về người tốt, việc tốt, nói về những tấm gương người đương thời xứng đáng được tụng ca hay noi theo. Trong khi đó có vẻ như báo chí lại nói về các mặt tiêu cực đậm quá. Không