[Tóm Tắt & Review Sách] “Cân Bằng Cảm Xúc Cả Lúc Bão Giông”: Thái Độ Của Bạn Quyết Định Hạnh Phúc

0
345
Thông tin về sách trong bài viết
Tên Sách: Cân bằng cảm xúc, cả lúc bão giông
Tác Giả: Richard Nicholls

Cân bằng cảm xúc là một khả năng quan trọng mà chúng ta nên biết và áp dụng trong cuộc sống. Cảm xúc là những tình cảm mà chúng ta trải qua, được kích thích bởi những sự rung động trong lòng. Tuy nhiên, để sống một cuộc sống thực sự tự chủ và thành công, chúng ta cần biết cân bằng cảm xúc, tức là khả năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc một cách hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh và mục tiêu của mình.

Việc cân bằng phương trình cảm xúc của cuộc đời chưa bao giờ là điều dễ dàng. Chúng ta thường để cho những cảm xúc tiêu cực lấn át đi những hạnh phúc nhỏ nhặt. Và bí kíp của tất cả mọi loại hạnh phúc trên đời là “Cân bằng cảm xúc, cả lúc bão giông”.

Cuộc đời chưa bao giờ thôi đổ bão giông, hàng loạt những thử thách, những sóng gió luôn chờ chúng ta ở trước mắt. Việc của bạn không phải là né tránh, không phải là ngồi đấy than thở với người khác và cũng không phải tự gây áp lực khiến cho bản thân căng thẳng. Mà trong mọi hoàn cảnh, dù tốt, dù xấu, chúng ta nên học cách tận hưởng cuộc sống, từng bước vượt qua cơn bão tố một cách vững vàng. Để rồi sau tất cả mọi chuyện, bạn có thể mỉm cười thản nhiên và khẳng định rằng: Tôi đã sống một cuộc đời hạnh phúc!

1. Giới thiệu tác giả

Richard Nicholls là một nhà trị liệu tâm lý đã đăng ký tại UKCP (Anh) với bằng tốt nghiệp về Liệu pháp thôi miên do Việt Thôi miên lâm sàng Essex cấp và Bằng thôi miên trị liệu tâm lý của Đại học Quốc gia về thôi miên và trị liệu tâm lý. Ngoài công việc là một nhà trị liệu 1-1, Richard còn được biết đến với loạt podcast đạt vị trí số một iTunes “The Richard Nicholls Podcast” và cuốn sách “Cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông”. Richard luôn có một sự nhiệt tình lớn đối với sự phát triển cá nhân và bắt đầu podcast của mình vào năm 2010 để giúp mọi người thấy rằng chỉ vì họ luôn theo một cách nhất định, không có nghĩa là họ sẽ luôn như vậy.

2. Giới thiệu cuốn sách

“Cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông” được xuất bản tháng 4 năm 2019, cuốn sách về chủ đề không mới nhưng cách truyền tải thông điệp của tác giả lại là yếu tố thu hút độc giả. Không phải tránh né, mà bằng cách thật lòng với cảm xúc của bản thân, làm hòa với những cảm xúc tiêu cực trong bạn để hiểu được nguyên nhân ban đầu và bản chất của nó, từ đó dùng những phương pháp để thay đổi và cân bằng cảm xúc, hạnh phúc sẽ đến với bạn.

Cuốn sách phù hợp với mọi độc giả trong thời đại ngày nay, khi guồng quay của công việc, học tập và nỗi lo toan của cuộc sống khiến bạn đôi lúc quên đi giá trị và mục tiêu sống của bản thân.

3. Cảm nhận về cuốn sách:

Hạnh phúc từ trước đến nay không có một tiêu chuẩn nhất định, mỗi chúng ta sống trong thế giới này đều đặt ra những tiêu chuẩn khác nhau về hạnh phúc. Có người hạnh phúc vì được sống bình yên cũng có người hạnh phúc vì có thật nhiều tiền. Chúng ta mải mê làm việc, mải mê theo đuổi những thứ phù phiếm ở bên ngoài mà quên mất rằng thế giới bên trong cũng cần phải chăm sóc. Khi cảm thấy vui thì chúng ta thoải mái ăn uống, đi xem phim hay ngồi nhâm nhi một tách cà phê. Nhưng liệu rằng những thứ bên ngoài ấy có tồn tại được lâu dài hay nó chỉ là niềm hạnh phúc tạm bợ? Rất nhiều người trong chúng ta thường chỉ chăm sóc thế giới bên ngoài và bỏ bê thế giới bên trong. Để rồi khi khó khăn tìm đến bạn dễ mất cân bằng trong cảm xúc. Trong cuốn sách này tác giả có đề cập đến thời gian mà một người tiếp xúc với những sự việc xung quanh và lượng thông tin trên mạng là rơi vào khoảng 16 tiếng một ngày. Nhưng có những cảm xúc tiêu cực kéo đến lúc nào bạn không hề hay biết. Khi bạn hạnh phúc, bạn thoải mái làm những việc mình thích và truyền năng lượng tích cực đến mọi người. Ngược lại, khi bạn bực tức bạn thường sẽ hậm hực và buông những lời gây tổn thương đến người xung quanh. Chỉ vì một phút nóng giận mà bạn bị cảm xúc tiêu cực lấn án, hãy học cách cân bằng cảm xúc kể cả lúc bão giông đang vây quanh bạn. Chỉ khi làm chủ được cuộc sống bạn mới có thể tìm thấy được hạnh phúc đích thực trong cuộc sống thay thế cho những niềm vui giả tạo, hạnh phúc tạm bợ.

“Việc tìm kiếm những niềm vui ngắn ngủi biến chúng ta thành những “con nghiện” – bất chấp mọi thứ chỉ để đổi lấy một vút thăng hoa chóng tàn.”

Bạn có thể vui vẻ khi sáng nay được mẹ yêu thương và khen ngợi nhưng chỉ vài phút sau đó khi đứng ở siêu thị, bạn liền bực tức vì bị một người mất lịch sự nào đó chen ngang hàng. Cảm xúc hạnh phúc của bạn đến và có thể đi cũng rất nhanh chóng, bạn lại chẳng thể biết cách cân bằng lại cảm xúc. Và rồi bạn nổi điên vì những điều tiêu cực trong cuộc sống xảy đến với bạn, bạn không làm chủ được cảm xúc và rồi nói ra những lời không nên nói, hành động những việc tồi tệ.

Nhận thức được bản chất của cảm giác tiêu cực


Ở chương một và hai, tác giả sẽ chỉ cho bạn cách “Nghĩ hạnh phúc, sống hạnh phúc”, hay trả lời câu hỏi “Liệu tiền có mua được hạnh phúc?”. Trước khi muốn đạt được mục tiêu, phải xác định xem nó là gì, cũng như để có được hạnh phúc, ta phải nhìn nó bằng cả trái tim và trí óc của mình. Đây chính là tiền đề quan trọng, để ta có thể dễ dàng cảm nhận được sự hạnh phúc. 

Richard Nicholls đã lý giải về cảm xúc hạnh phúc trong bộ não của con người, chỉ khoảng gần 50% chúng được quyết định bởi gen. Một nửa còn lại phụ thuộc vào hai nhân tố, đó là kinh nghiệm sống, thái độ và quá trình suy nghĩ của mỗi người. Rồi cả bài học về cách kiểm soát suy nghĩ và cảm xúc, cách chúng ta hình dung về những điều tích cực, về sự lạc quan. Rồi cả việc tạo dựng thói quen ghi nhật ký hàng ngày hay tự pha trộn những điều hạnh phúc. 

Hơn cả là sự nhìn nhận xoay quanh chủ đề “đồng tiền”. Sự định giá hạnh phúc bằng vật chất liệu có đúng? Đâu là nguồn gốc của sự ganh đua? Từ đó độc giả hiểu hơn về chi tiêu và có thể tự đo mức độ hạnh phúc của chính mình.

Trong “Cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông” tác giả kể rằng thời gian bạn tiếp xúc hoạt động, những người khác và lượng nội dung trên báo đài và mạng vào khoảng 16 tiếng một ngày. Trong thời gian đó, bạn có không hề ít cảm xúc đan xen, có khả năng là tích cực và có thể là tiêu cực. Tuy nhiên bạn có biết, cảm giác tiêu cực của bạn do đâu mà có?

Khi chúng ta không ưng ý với bất cứ tình huống nào, con người thường buông lời gắt gỏng, la hét, cáu giận hay thậm chí là chửi thề để tìm kiếm sự thoải mái cho bản thân, hay chúng ta thường gọi là “hả lòng hả dạ”. Tuy nhiên, những lời bạn đưa ra, những cảm xúc bực tức của bạn liệu có đến được với người kia, hay chủ đạo bạn lại là người nhận thu thập trước?. Có một câu nói rằng, khi ta chỉ một ngón tay về phía người đối diện, thì bốn ngón còn lại hướng về phía mình, vì thế đừng khiến cuộc sống của bạn rơi vào mệt mỏi hay bế tắc.

Thái độ của bạn quyết định hạnh phúc


“Nếu bạn đã sẵn sàng để chuyển mình, nếu bạn đã kiệt sức vì cách bạn sống từ trước đến giờ và bạn đã sẵn sàng để bước về phía trước, hãy thực hiện những thay đổi này…”

Nếu bạn đã dần suy nghĩ về hạnh phúc nhiều hơn, hãy đến với bước tiếp theo, để biến hạnh phúc thành sự thật, bằng những thói quen tích cực. Trước hết, chúng ta nên có thái độ biết ơn. Hãy tập nhìn nhận mọi thứ, dù lớn hay nhỏ đều với sự biết ơn, với tinh thần của thiền chánh niệm – đó là sự thư giãn và thoải mái với suy nghĩ của chính mình. 

Tiếp đến là rộng lòng yêu thương, như đó là một điều gì rất dễ, nhưng cũng đừng bao giờ quên là phải yêu thương bản thân mình hơn cả. Từ từ, hãy hít thở thật sâu rồi xem xem, bản thân mình đang gắn với những nhãn dán như thế nào, hay mọi người xung quanh có đang dán nhãn mình không? Dù là tính cách, hành vi hay công việc, chúng có đúng, có tốt và có nên? Và nếu không, thì bạn phải xé bỏ và thay thế bằng những điều gì đó hữu ích hơn. 

Cuối cùng, dám đối mặt với thất bại cũng là điều rất quan trọng. Thế giới không hoàn mỹ và cũng chẳng có một ai hoàn hảo cả. Vậy nên, thất bại không hề đáng sợ. Thất bại như là một tấm gương, để chúng ta có thể nhìn nhận, xem xét bản thân và từ từ hoàn thiện. Cũng đừng vì thất bại mà tự tạo cho mình vỏ bọc rồi cô lập với xã hội. Bởi hạnh phúc còn là sự kết nối, giữa cơ thể và tâm hồn, giữa bạn và những mối quan hệ trong cuộc sống. 

Bạn cần phải nhớ rằng, mỗi người có một quan niệm về hạnh phúc khác nhau, vì thế, bạn có thể nhận thấy được hạnh phúc theo bí quyết không giống ai. Cực kì nhiều người luôn so sánh mình với người xung quanh và nghĩ mình cũng sẽ hạnh phúc nếu sở hữu những thứ như họ. Đấy không phải hạnh phúc mà là đố kỵ, so đo với người đối diện. Nếu như cứ chạy mãi, chạy mãi theo người đối diện, bạn sẽ không thể thấy hạnh phúc của chính mình, thay vì chạy theo như thế, hãy dừng lại và ngoảnh lại phía sau, bạn sẽ nhận ra hạnh phúc sớm đã ở đằng sau bạn rồi.

“Cân bằng cảm giác cả lúc bão giông” cũng mong bạn nhận ra, cách bạn tìm ra hạnh phúc là từ những đau khổ, những khoảnh khắc yếu đuối nhất trong đời. Hãy chấp thuận bản thân có thể thất bại, thậm chí thất bại nhiều lần, đừng đặt áp lực lên bản thân một cách thái quá, và hãy ngừng so với người khác. Bạn tạo ra đã là độc nhất thì hà cớ gì phải sống giống theo người đối diện, hãy tự tin bước đi trên đôi chân của bản thân.

Cuốn cẩm nang nên có trên hành trình đi tìm hạnh phúc

Phương trình cuộc đời vốn dĩ khó khăn và khó giải hơn phương trình toán học, nhưng qua “Cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông”, bạn sẽ hiểu rõ hơn về tâm lý con người, tránh vướng vào những cảm giác nóng giận, bồng bột nhất thời và có khả năng mang lại hạnh phúc cho những người khác. Cuốn sách Cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông cũng dẫn bạn hiểu sâu hơn về mối liên hệ giữa vật chất và hạnh phúc, chỉ bạn có thể sử dụng chúng một bí quyết thông minh, nhận ra được mối liên lạc giữa cơ thể và tâm hồn, sau cùng bạn sẽ nhận ra được đâu là hạnh phúc của bản thân.

Tuy nhiên hãy nhớ, lạc quan quá mức cũng là điều xấu, hãy luôn sáng suốt để có thể nhận ra được những cạm bẫy mà bạn có thể sẽ phải đối mặt và vượt qua. Một lần vấp ngã không khiến bạn bỏ cuộc, tuy nhiên một lời làm hư hại người đối diện có thể khiến bạn mãi mãi đánh mất lòng tin và tôn trọng từ người xung quanh dù bạn nói bao nhiêu lời xin lỗi đi chăng nữa.

Nội dung và đánh giá cuốn sách “Cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông”

Cuốn sách bao gồm có tám chương, mỗi chương là một chủ đề có những cái hay khác nhau. Cùng điểm qua nội dung và phân tích một số chương trong sách.

Chương 1: Nghĩ hạnh phúc, sống hạnh phúc

Ở chương 1, tác giả sẽ hướng dẫn bạn cách chấp nhận và vượt qua những suy nghĩ tiêu cực, sau đó đạt đến suy nghĩ tích cực. Một trong những điểm đáng chú ý trong chương này chính là phần hướng dẫn “Ngừng suy nghĩ”, nó giúp cho não bạn không bị quá tải. Thiền định cũng được nhắc đến trong đó như một trong những phương pháp, nhưng đó không phải là tất cả. 

Chương 2Liệu tiền có mua được hạnh phúc

“Liệu tiền có mua được hạnh phúc?” là một câu hỏi thú vị và đáng suy ngẫm cũng chính là chủ đề, những điều tác giả muốn chia sẻ trong chương 2. Câu trả lời cho câu hỏi lớn ở trên về mặt tri thức thì tiền không chắc chắn sẽ mang lại hạnh phúc, tuy nhiên hầu hết chúng ta đều có những lý do để chứng minh ngược lại vì khi có nhiều tiền chúng ta cảm thấy an tâm và an toàn từ đó cảm thấy hạnh phúc hơn, đó chính là tâm lý đồng tiền – đồng tiền đã dần thay thế những thứ hiển thị sự an toàn. Tuy vậy nhưng bạn vẫn nên cân nhắc dùng tiền của mình để đổi lấy những trải nghiệm thực tế thay vì chăm chăm thỏa mãn những nhu cầu vật chất biết đâu bạn sẽ tiến thêm được vài nấc thang đo mức độ hạnh phúc.

Chương 3: Thoải mái với việc thất bại

Trong chương này, tác giả nhắc nhở người đọc hãy vui vẻ làm một người bình thường, đừng quá áp lực với mong mỏi phải đẹp nhất – giỏi nhất – cái gì cũng nhất. Và lập tức ngừng so sánh bản thân với người khác và tiếp tục đi trên con đường đời của chính mình.

Chương 4Kết nối bản thân

Sau khi phát triển con người mình toàn diện từ tâm hồn đến thể chất thì điều cuối cùng bạn cần đó là kết nối bản thân với xã hội tương tự như một số yếu tố có vai trò quyết định hạnh phục được đề cập ở các chương trước. Việc kết nối với mọi người và xã hội giúp bạn gia tăng trạng thái hạnh phúc để kết nối và phát triển các mối quan hệ xã hội chúng ta cần chú ý đôi điều. Đầu tiên là rời xa hoặc hạn chế sử dụng mạng xã hội hội bởi đó không phải nền tảng cho một mối quan hệ thực sự. Thứ hai là mở rộng nguồn thoải mái của bản thân và xây dựng các mối quan hệ xã hội. Cuối cùng là bạn cần cân nhắc lòng tốt của bản thân trong một vài trường hợp, nên đặt vào đúng chỗ chưa và học cách từ chối nếu thấy không cần thiết. 

Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, những lo toan về gia đình, học tập, công việc vô tình đã khiến bạn va vào vòng xoáy của cuộc đời và khiến chúng ta dần quên đi mất giá trị và mục tiêu sống của bản thân. Đôi khi chính những vật chất nhất thời khiến ta vui vẻ nhưng bạn đã lầm khi cứ ngỡ đó là hạnh phúc cả đời của mình. Thật ra hạnh phúc rất đơn giản, nó luôn tồn tại xung quanh chúng ta, chứ không phải là những thứ vật chất phù phiếm cao sang mà chúng ta ai ai cũng phải chật vật để có được. 

Con người ta càng tiến hóa càng cô đơn. Cuộc đời chưa bao giờ thôi bão giông, việc của bạn không phải là né tránh, cũng không phải tự gây áp lực khiến bản thân căng thẳng, mà là học cách tận hưởng trong chính hoàn cảnh khó khăn ấy, từng bước vượt qua cơn bão một cách vững vàng. Con người luôn có những hỉ nộ ái ố, khi con người ta rơi vào trạng thái tức giận, chẳng mấy ai còn giữ được tỉnh táo. Chắc chắn trong cơn nóng giận đó, bạn không thể nào bình tĩnh nghĩ đến cảm nhận của người đối diện và buông những lời khó nghe. Nếu bạn cảm thấy bế tắc trong việc xử lý sự nóng tính của bản thân, thì có lẽ đây là cuốn sách dành cho bạn.

Có thể khẳng định, đây là cuốn sách “Cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông” dành cho mọi lứa tuổi. Trong cuốn sách này, tác giả kể lại những câu chuyện, những ví dụ cụ thể trong cuộc sống. Từ đó đưa ra những cách nhìn nhận, những lời khuyên rất hay và ý nghĩa. Các câu chuyện, trích dẫn được đưa ra một cách ngắn gọn, hợp lí, dễ hiểu. Đến với cuốn sách, bạn sẽ được tiếp cận với những kiến thức khoa học về hanh vi và tâm lý con người, từ đó hiểu được chúng ta phải làm như thế nào để hạnh phúc luôn tồn tại quanh mình.

4. Lời kết:

Đời sống con người được coi là vô cùng đa dạng và phong phú, đặc biệt trong việc trải nghiệm trí tuệ và cảm xúc. Như một khía cạnh độc đáo của loài người, cảm xúc không chỉ xuất hiện trong những ngày mưa hay nắng, mà còn đằng sau bóng tối là bình minh. “Âm trung hữu dương”, đôi khi đau khổ cũng chứa đựng hạnh phúc, và sau cơn giông bão thường là những ngày nắng đẹp. Cuộc sống của mỗi người đều phải trải qua những trận giông bão riêng. Trong đoạn thơ trên, tác giả truyền đạt một thông điệp về giá trị của việc cân bằng cảm xúc.

Cảm xúc của con người là một điều đẹp đẽ và trải nghiệm cần thiết, tuy nhiên, nó cũng khó kiểm soát. Vì vậy, làm chủ cảm xúc của bản thân là điều cần thiết. Khi làm chủ cảm xúc của chúng ta, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về chính mình, biết lắng nghe và quan sát, tôn trọng cảm xúc của bản thân và của người khác.

Trong quá trình vun đắp tâm hồn, việc hiểu và làm chủ cảm xúc của bản thân giúp chúng ta trưởng thành, nhẫn nại và kiên trì. Hạnh phúc thật sự lớn lao và sâu sắc thường đến sau những gian nan, trắc trở, cay đắng và đau khổ lớn lao. Nắm vững cảm xúc bản thân giúp chúng ta cảm nhận những giá trị tích cực của cuộc sống và tạo ra nhiều mối quan hệ tốt đẹp. Những người có cảm xúc và suy nghĩ tích cực sẽ tạo ra một trường năng lượng tích cực, mang lại cho những người xung quanh cảm giác tích cực và cuộc sống thuận lợi. Nếu con người biết kiềm chế tốt cảm xúc và dẹp bớt cái tôi của mình, thế giới sẽ không còn những cuộc chiến tranh phi nghĩa.

Khi làm chủ được cảm xúc bản thân, chúng ta hướng đến những cảm xúc tốt đẹp và năng lượng tích cực, kiềm chế hoặc giải quyết những cảm xúc tiêu cực. Điều này giúp chúng ta đạt được thành công trong giao tiếp, công việc và cả cuộc sống tinh thần, tình cảm. Người làm chủ được cảm xúc bản thân cũng là người hiểu mình và hiểu người khác. Khả năng quản lý cảm xúc tốt cũng là một trong những lợi thế của những người làm việc lớn và quản lý nhân sự tốt.

Điều này có thể đạt được thông qua việc gần gũi với những người có suy nghĩ tích cực, truyền cảm hứng; đọc sách để nuôi dưỡng tâm hồn; tham gia vào các hoạt động xã hội, thể thao, nghệ thuật; và hướng đến những giá trị sống đẹp, lạc quan và sáng tạo.

Chúng ta cũng cần tôn trọng cảm xúc của người khác, tránh những lời nói và hành động chỉ trích, phán xét và tiêu cực. Sống chậm lại, quan sát để yêu thương nhiều hơn, và đối mặt với những trận giông bão của tuổi trẻ bằng việc cân bằng cảm xúc và nuôi dưỡng khát vọng.

Hãy chân thành trong việc góp ý, khen ngợi khi cần thiết và chia sẻ cảm xúc tiêu cực.

Cuối cùng, đừng để cảm xúc tiêu cực lấn chiếm và làm chủ tâm hồn cũng như cuộc sống của chúng ta. Có thể khẳng định rằng “Cảm ơn mặt trời đã mang đến bình minh, cũng cảm ơn ai làm ra bóng tối. Có hạnh phúc nào không trả bằng đau.

 Tóm tắt bởi: Lô Thanh Trúc – Bookademy 

Hình ảnh: Bình Minh

Nguồn: https://ybox.vn/vien-sach-bookademy/tom-tat-and-review-sach-can-bang-cam-xuc-ca-luc-bao-giong-thai-do-cua-ban-quyet-dinh-hanh-phuc-64b7a84978eb602620b250f0

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

seventeen + 1 =