I. NỘI DUNG TÁC PHẨM
Hiện nay, lượng người Việt Nam mong muốn sống và làm việc tại Nhật Bản ngày một gia tăng. Hầu hết mọi người đều cảm thấy lo lắng khi chuẩn bị tới làm việc ở một đất nước xa lạ. Ngay cả khi đã đến Nhật, cũng vẫn còn rất nhiều điều khác biệt cần phải học hỏi và làm quen. Dù đã được trang bị kỹ năng tiếng Nhật, kiến thức, trình độ chuyên môn nhất định v.v… song đa số vẫn băn khoăn không rõ mình cần làm gì để xây dựng mối quan hệ với các đồng nghiệp và khách hàng người Nhật? Những khác biệt trong văn hóa có thể trở thành rào cản lớn. Cuốn sách này sẽ là cầu nối giữa con người Việt Nam với con người và đất nước Nhật Bản bằng việc trang bị cho độc giả tinh thần làm việc kiểu Nhật cũng như các kỹ năng giao tiếp và ứng xử, giúp tạo nhiều thói quen tích cực giúp họ trưởng thành trong môi trường làm việc chuyên nghiệp và cầu toàn tại Nhật Bản.
Thêm nữa, nhiều người Việt mong muốn làm việc tại Nhật để gửi tiền về cho gia đình, nhưng có lẽ đây chỉ là bước đầu trong hành trình xây dựng sự nghiệp của mỗi người. Khi bạn có kỹ năng làm việc và ứng xử, bạn có thể chuyển đổi công việc dễ dàng, làm việc cho mọi công ty Nhật Bản, hay trở về Việt Nam dạy tiếng Nhật, phiên dịch viên hay kinh doanh độc lập… Vì vậy, cuốn sách này được viết với mong muốn mở rộng con đường sự nghiệp cho mọi người.
Được viết dành riêng cho người Việt, cuốn sách mang lại những lời khuyên cụ thể, thực tế, cùng minh họa sinh động giúp độc giả hiểu và nhớ những thông tin trong sách được lâu hơn.
Với những mục tiêu và định hướng đúng đắn được đề cập cụ thể trong cuốn sách này, độc giả sẽ vừa có thể làm việc một cách vui vẻ, vừa có cơ hội phát triển bản thân hơn, đồng thời cũng có thể đóng góp cho gia đình và hiện thực hóa ước mơ của mình nữa.
Cuốn sách này sẽ là bước khởi đầu giúp những ai đang và sẽ làm việc tại Nhật Bản có một cuộc sống ý nghĩa tại đất nước này.
II. THÔNG TIN TÁC GIẢ – DỊCH GIẢ
1. Tác giả:
o Tác giả: Kayoko Oga
– Giám đốc đại diện Hiệp hội Giáo dục Nghề nghiệp Quốc tế.
– Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc của Công ty TNHH Tư vấn Nghề nghiệp B- Career.
– Giảng viên đại học, giảng viên các khóa đào tạo doanh nghiệp và hội thảo của chính phủ, với hơn 65.000 học viên tại Nhật Bản
– Tác giả cuốn sách Kỹ năng giao tiếp trong 8 giây (NXB Natsume)
– Cựu tiếp viên hàng không của ANA (Giải thưởng Bán hàng xuất sắc trên máy bay)
– Chuyên gia tư vấn phát triển nguồn nhân lực ngành làm đẹp, đã có hơn 15 năm kinh nghiệm là diễn giả tại các hội thảo dành cho các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp trong ngành làm đẹp ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Ngoài ra, từng là thành viên ban giám khảo trong nhiều cuộc thi trong ngành này.
– Hoạt động kinh doanh thương mại công bằng fair trade với Việt Nam trong 18 năm liên tiếp
– Hỗ trợ sinh viên Việt Nam tìm kiếm việc làm; Đào tạo trước khi nhập cảnh cho người Việt Nam mới vào làm việc; Đào tạo về ngành làm đẹp (như salon) cho người Việt Nam.
– Sản xuất các video giáo dục dành cho lao động người Việt Nam, bao gồm phụ đề bằng tiếng Việt.
– Vào năm 2023, đã thành lập Hiệp hội Giáo dục Nghề nghiệp Quốc tế, một tổ chức phi lợi nhuận.
– Thường xuyên sang Việt Nam 7 lần/năm để thực hiện các chuyến thăm và khảo sát, bao gồm việc được Công ty Dịch vụ Lao động và Xuất khẩu (SULECO) – một trong những tổ chức lớn về gửi lao động đi nước ngoài – tiếp đón và hỗ trợ.
– Tích cực giao lưu với các doanh nghiệp Nhật Bản và các cơ quan giới thiệu lao động tại Việt Nam, nhằm xây dựng chương trình giáo dục sự nghiệp phù hợp với nhu cầu thực tế.
– Luôn cống hiến nghiêm túc với mục tiêu là tạo ra các tài liệu giảng dạy để những người Việt Nam muốn làm việc tại Nhật Bản có thể học hỏi, phát triển và thích nghi tốt tại nơi làm việc mới, một cách lạc quan và hiệu quả.
o Người phê duyệt: Kazuo Ishikawa
– Thành viên hội đồng của Hiệp hội Giáo dục Hướng nghiệp Quốc tế, thành viên hội đồng quản trị của công ty xây dựng, kế toán, nghiên cứu viên khách mời tại Đại học Meiji
– Tác giả của 30 cuốn sách (trong đó có nhiều cuốn sách bán chạy, được dịch sang tiếng Hàn, tiếng Đài Loan và tiếng Trung)
– Giám đốc Điều hành (COO) của một công ty hỗ trợ phát triển nhân sự, chuyên gia tư vấn về quản lý thời gian, diễn giả tại các hội thảo, sự kiện
2. Dịch giả
o Người dịch: Fukawa Sara (府川 更)
– Sinh ra tại Nhật Bản trong gia đình có mẹ là người Việt, bố là Người Nhật Bản và hơn 9 năm sống và làm việc tại Việt Nam, thông thạo các thứ tiếng Nhật, Việt, Anh. Có kinh nghiệm phiên dịch thương mại dành cho Du học sinh, Thực tập sinh Người Việt tại Nhật và biên dịch các sản phẩm Video thuộc phòng truyền thông của Hiệp hội Giáo dục Nghề nghiệp Quốc tế Nhật Bản.
– Bằng những kiến thức ngôn ngữ cùng những trải nghiệm văn hóa đã có mục tiêu của Fukawa Sara trong tương lai là trở thành cầu nối giữa Việt Nam và Nhật Bản, để có thể tìm hiểu hơn về văn hóa của nhau. Hướng đến mối quan hệ hợp tác tốt đẹp hơn giữa hai đất nước.
o Người hiệu đính Nguyễn Quốc Duy
– Có hơn 10 năm kinh nghiệm dịch thuật tiếng Nhật – Việt ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: kinh doanh, trang web và các dự án tiểu thuyết, truyện tranh, bản tin thời sự, các loại văn bản giấy tờ hồ sơ tư pháp…
– Ngoài dịch thuật, anh còn có hơn 10 năm trong lĩnh vực giảng dạy ngôn ngữ và trao đổi văn hóa dành cho các bạn sinh viên, thực tập sinh, kỹ sư.
– Anh mong muốn trở thành người kết nối Việt Nam và Nhật Bản, để có thể tìm hiểu về văn hóa của nhau và có mối quan hệ hợp tác tốt đẹp hơn giữa hai nước.…
III. TRÍCH ĐOẠN
Trích đoạn 1:
Phương pháp hướng dẫn chỉ thị tại Nhật Bản
Bạn phải nhớ: Khi nhận được chỉ thị trong công việc cần lưu ý 3 điểm sau:
Điều đầu tiên: Ghi chú
Khi được cấp trên, tiền bối gọi thì hãy ngay lập tức đáp lại và mang giấy bút để đến gặp cấp trên. Mục đích của việc ghi chép là do nếu chỉ nghe thôi thì có thể sẽ quên hoặc nhầm lẫn. Để thuận tiện cho việc xem lại những chỉ thị nhận được, bạn hãy luôn mang theo cuốn sổ ghi chép trong túi và bất cứ khi nào cần cũng có thể sẵn sàng ghi lại nhé!
Điều thứ hai: Lắng nghe đến hết các chỉ dẫn, lặp lại và xác nhận
Nếu chỉ mải ghi chép có thể sẽ bị nhầm lẫn do nghe không chính xác. Hãy lặp lại thông tin vừa nghe từ cấp trên, tiền bối và xác nhận lại chúng nhé! Cần xác nhận lại những chỉ thị của cấp trên, tiền bối và những điều bạn hiểu xem có đúng hay không.
Điều cuối cùng: Nếu có điểm nào không rõ thì hãy đặt câu hỏi
Khi có điều gì chưa rõ đừng đáp lời mơ hồ “không vấn đề gì” mà nhất định phải đặt câu hỏi. Bởi vì sự mơ hồ ấy có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng.
Trích đoạn 2:
Phương pháp CNLC giao tiếp ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu
“Phương pháp CNLC” được cắt nghĩa từ chữ viết tắt của các ký tự:
C: conclusion comes first (Đưa ra kết luận trước)
N: Numbering (Đánh số)
C: Conslution comes again ( Lặp lại kết luận ở cuối)
C.N.L.C
(…)
Khi bạn được hỏi “Bạn nghĩ sản phẩm nào tốt”.
Bạn sẽ trả lời thế nào?
Một câu trả lời rất “chán” có thể là:
Sản phẩm A thì có điểm tốt ở đây, sản phẩm B thì có chỗ này dễ sử dụng và sản phẩm C cũng không phải là lựa chọn tệ. Tất cả đều tốt nhưng thiếu điểm mạnh quyết định, có thể chọn A, có thể chọn B. Không, chỉ cần C cải thiện được điểm này thì…
Chẳng phải là những lúc chúng ta cũng nói ra những điều mơ hồ, không rõ ràng chỉ dựa trên trên những suy những suy nghĩ thoáng qua đó sao?
(…)
Hãy áp dụng “phương pháp CNLC” để truyền đạt ý kiến của bản thân một cách súc tích và có hệ thống hơn.
Khi áp dụng phương pháp này để trả lời câu hỏi trong ví dụ trước đó, thì sẽ như sau:
Em nghĩ sản phẩm A tốt.
Có 3 lý do:
Thứ nhất, cảm giác khi ăn là một trải nghiệm mới lại.
Thứ hai, được các youtube yêu thích
Thứ ba, bao bì sản phẩm trông rất dễ thương, phù hợp để làm quà tặng.
Từ các lý do trên em nghĩ sản phẩm A tốt.
Nguồn: NXB Phụ nữ Việt Nam.