Tọa đàm: Đọc Butler đọc Antigone- Một chương trình trong khuôn khổ Những Ngày Văn học Châu Âu 

0
46

Thời gian: 20h, Thứ bảy, 14.05.2022 

Địa điểm: Viện Goethe Hà Nội, 56-60 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội hoặc Tham gia online qua Zoom  

ID: 839 9631 6852 

Passcode: Gi!2022  

Sự kiện có sự tham gia của: 

– Ông Wilfried Eckstein, Viện trưởng Viện Goethe 

– Bà Judith Butler, tác giả cuốn sách “Yêu sách của Antigone” 

– TS. Nguyễn Thị Minh, dịch giả cuốn sách “Yêu sách của Antigone” – TS. Đặng Thái Hà,Viện Văn học, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam – Đại diện NXB Phụ nữ Việt Nam 

*** 

Ban tổ chức thân mời quý độc giả tham dự sự kiện:  

Đọc Butler đọc Antigone 

Antigone là nhân vật có sức sống lâu bền và truyền cảm hứng cho rất nhiều tác  phẩm nghệ thuật cải biên. Trong buổi nói chuyện này, diễn giả sẽ nói về cách Judith  Butler đưa một nhân vật nữ từ 2500 năm trước ở Hy Lạp trở thành hình tượng gắn với  những vấn đề của thế giới đương đại thông qua cuốn sách “Yêu sách của Antigone”  (xuất bản lần đầu tại Mỹ năm 2000, bản tiếng Việt in tại Nhà xuất bản Phụ Nữ, 2021).  

Trước Butler, cả cách đọc nam quyền lẫn nữ quyền đều xem nàng là hình ảnh  tiêu biểu của người phụ nữ, và cái chết của nàng có sự hợp lý nhất định, vì Antigone  nằm ngoài trật tự đạo đức lẫn tâm lý. Tuy nhiên, bằng cách chất vấn các diễn ngôn  quyền lực về tri thức, đặt Antigone trong hoàn cảnh của những người thiểu số đương  đại, Butler đặt câu hỏi về số phận của nàng, như một người đã cất lên tiếng nói về điều không thể nói. Cách đặt vấn đề của Butler có thể là những gợi ý thú vị về cách  cải biên hình ảnh Antigone trên sân khấu Việt Nam và giúp ta nghĩ về rất nhiều vấn đề giới ở Việt Nam hiện nay.Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam trân trọng kính mời kính  mời Quý nhà báo và Quý độc giả tham dự sự kiện. 

Về cuốn sách  

“Yêu sách của Antigone: Thân tộc  

giữa sự sống và cái chết” là tác phẩm  cô đúc các bài giảng của học giả Judith Butler tại các trường đại học  lớn như Đại học California, Cornell và  Princeton năm 1998, bàn về tác phẩm  kinh điển Antigone của Sophocles, là  một vở kịch được đề cập nhiều nhất  trong lịch sử triết học và lý thuyết  chính trị phương Tây. Vở kịch, nằm  trong bộ ba câu chuyện thành Thebes  (Vua Oedipus, Oedipus ở Colonus và  Antigone), kể về gia đình bi thương  của ông vua Oedipus – kẻ đã giết cha  lấy mẹ, số phận cô con gái Antigone  (kết quả của mối tình oan nghiệt này) cùng mối tình loạn luân với người anh trai  Polyneices và bi kịch của nàng. Theo nhận xét của John Seery, cuốn sách là “một  trong những tác phẩm quan trọng nhất của giới học thuật trong 50 năm qua”, không  những vậy, “một cách đọc như thế về một văn bản cổ điển chỉ khoảng 2.500 năm mới  xuất hiện một lần”. 

Từ lâu, nhân vật Antigone của Sophocles thường được cho là hình ảnh của nữ giới,  đại diện cho gia đình và thân tộc. Tuy nhiên Judith Butler đặt lại vấn đề này. Thứ nhất  là bản thân tính đại diện của Antigone: nàng là một nhân vật hư cấu, khó có thể đem  ra làm hình mẫu mà không rơi vào phi thực tế. Thứ hai, Antigone khó lòng là đại diện  tiêu biểu cho nữ quyền, vì chính nàng cũng dính líu vào quyền lực mà nữ quyền đang  chống lại. Bản thân Antigone cũng không phải hình mẫu phụ nữ thuần túy: nàng  không hành động, nói năng như nữ giới, không lấy chồng, sinh con. Antigone cũng  khó lòng đại diện cho thân tộc, vì những rắc rối, lệch chuẩn của thân tộc mà nàng gắn  vào.  

Tác giả sử dụng quan điểm của Hegel và Lacan – những người có cách đọc  Antigone ảnh hưởng nhất từ trước đến nay – để phản biện lại chính họ, đồng thời cố gắng trả lời câu hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra nếu phân tâm học lấy Antigone, thay vì Oedipus, làm xuất phát điểm của mình?” Cuốn sách chính là nỗ lực của Butler để chứng minh Antigone là một nhân vật có khả năng mở ra những khả thể, khiến chúng  ta buộc phải suy nghĩ lại và phần nào mở rộng ranh giới của những chuẩn mực tưởng  chừng tự nhiên và bất di bất dịch, trong lịch sử cũng như trong đời sống. 

Về tác giả 

Judith Butler hiện giảng dạy tại Khoa Văn học so sánh và chương trình Lý thuyết phê  phán tại Đại học California, Berkeley, là một triết gia, nhà nghiên cứu giới rất có ảnh  hưởng, đồng thời là người luôn ủng hộ một cuộc đời đáng sống dành cho con người  (đặc biệt là phụ nữ, người không theo quy chuẩn giới thông thường, người thuộc  nhóm thiểu số về tính dục). Câu nói của bà được trích dẫn nhiều và rất được ủng hộ là  “Cuộc đời đáng sống hơn khi ta không bị giam cầm trong những phạm trù không phù  hợp với mình, những phạm trù áp đặt và lấy đi tự do của mình”.  

Về dịch giả 

  1. Nguyễn Thị Minh hiện là Giảng viên tại Khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Hướng quan tâm chính của cô là nghiên cứu so sánh văn học, cải biên điện ảnh từ lý thuyết giới và ký hiệu học. Cô đã tham gia các hoạt động hợp tác  nghiên cứu tại Nhật Bản (năm 2017, 2019), Mỹ (2017- 2020), tham gia tổ chức và  trình bày báo cáo tại nhiều Hội nghị trong và ngoài nước. Cô cũng là người đồng sáng  lập “The Ladder- Không gian học tập vì cộng đồng”, một không gian kết nối, chia sẻ của những người yêu mến trí thức, vơi mong muốn làm cho các tri thức hàn lâm trở nên gần gũi đến với tất cả mọi người, đặc biệt là giới trẻ ở Việt Nam. Những tác phẩm  cô đã tham gia dịch như là „Giữa quá khứ và tương lai“ (Hannah Arendt), NXB Tri  thức, 2020; „Lịch sử triết học tập 2“ (đồng dịch) (Johannes Hirschberger), NXB Tri  thức, 2020; „Yêu sách của Antigone“ (Judith Butler), NXB Phụ nữ Việt Nam, 2021;  „Lịch sử vú“ (Marilyn Yalom), NXB Phụ nữ Việt Nam, 2022 

���� Đăng ký tham gia tại: 

https://www.goethe.de/ins/vn/vi/anf/elt22/aav.html 

���� Thông tin chi tiết:  

https://www.goethe.de/ins/vn/vi/ver.cfm?event_id=22918194&fbclid Trong trường hợp cần thêm thông tin, vui lòng liên hệ: 

NXB Phụ nữ Việt Nam 

Mobile: (024) 3215 1093 

Email: truyenthong.nxbpn@gmail.com

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

3 × four =