5 Cuốn Sách Giúp Bạn Tăng Khả Năng Tư Duy Của Bản Thân

0
87

5 cuốn sách về tư duy dưới đây được cảnh báo rằng nội dung của chúng có thể gây sốc cho người đọc. Bởi những kiến thức trong sách phá bỏ đi lối suy nghĩ thông thường của con người về tư duy khiến chúng ta nhận định sự vật, hiện tượng theo một cách nhìn khác, thậm chí là trái ngược với những thứ ta tưởng là tất nhiên. Đây những đầu sách mà chắc chắn không quá khi nói rằng chúng giúp thay đổi mãi mãi nhận thức của người đọc và nâng não bộ lên một tầm cao mới. 

1. 𝐓𝐮̛ 𝐝𝐮𝐲 𝐧𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐯𝐚̀ 𝐜𝐡𝐚̣̂𝐦
Chúng ta thường tự cho rằng con người là sinh vật có lý trí mạnh mẽ, khi quyết định hay đánh giá vấn đề luôn kĩ lưỡng và lý tính. Nhưng sự thật là, dù bạn có cẩn trọng tới mức nào, thì trong cuộc sống hàng ngày hay trong vấn đề liên quan đến kinh tế, bạn vẫn có những quyết định dựa trên cảm tính chủ quan của mình. “Tư duy nhanh và chậm”, cuốn sách nổi tiếng tổng hợp tất cả nghiên cứu được tiến hành qua nhiều thập kỷ của nhà tâm lý học từng đạt giải Nobel Kinh tế Daniel Kahneman sẽ cho bạn thấy những sư hợp lý và phi lý trong tư duy của chính bạn. Cuốn sách được đánh giá là “kiệt tác” trong việc thay đổi hành vi của con người, Tư duy nhanh và chậm đã dành được vô số giải thưởng danh giá trên thế giới và tại Việt Nam, Tư duy nhanh và chậm cũng vinh dự đạt được giải thưởng 𝗦𝗮́𝗰𝗵 𝗛𝗮𝘆 𝗻𝗮̆𝗺 𝟮𝟬𝟭𝟵, hạng mục sách Quản trị, thể loại sách dịch.
 

Trong Tư duy nhanh và chậm, Kahneman mô tả hai cách thức (hay nói đúng hơn là hai Hệ thống) mà não chúng ta vận hành. Ông gọi đó là Hệ thống 1 và Hệ thống 2. Hệ thống 1, còn gọi là cơ chế nghĩ nhanh, tự động thường xuyên được sử dụng cảm tính, rập khuôn, và tiềm thức. Hệ thống 2, còn gọi là cơ chế nghĩ chậm, đòi hỏi nỗ lực, ít được sử dụng, dùng logic, có tính toán, và ý thức. Trong một loạt thí nghiệm tâm lý, Kahneman và Tversky chứng minh rằng con người chúng ta thường đi đến quyết định theo cơ chế nghĩ nhanh hơn là nghĩ chậm. Phần lớn nội dung của cuốn sách là để chỉ ra những sai lầm trong Hệ thống 1.

Suy nghĩ nhanh, theo cách nói ví von của người Việt chúng ta, là trông mặt mà bắt hình dong. Tức là một cơ chế suy nghĩ dựa vào những tín hiệu sơ khởi, thay vì tính toán cẩn thận và suy đoán dựa vào logic. Có thể liên tưởng về cơ chế nghĩ nhanh qua vài ví dụ cụ thể. Khi lái xe gắn máy đến một ngã tư, chúng ta có khi chỉ cần nhìn vào ánh mắt người lái xe đổi diện để quyết định có băng qua đường hay không. Hoặc trước thông tin rằng tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở vùng nông thôn cao hơn vùng thành thị, chúng ta có thể nghĩ ngay rằng vì dịch vụ y tế ở vùng nông thôn kém hơn vùng thành thị. Nhưng nếu có thông tin cho rằng tỷ lệ mắc bệnh ung thư vùng nông thôn thấp hơn vùng thành thị, có lẽ chúng ta nghĩ rằng cư dân nông thôn không sống trong môi trường ô nhiễm như cư dân thành thị, nên cư dân nông thôn có nguy cơ ung thư thấp hơn thành thị. Việc người dân di tản khỏi khu vực Sông Tranh II có lẽ là một quyết định theo cơ chế nghĩ nhanh. Chính cơ chế suy nghĩ nhanh này giúp cho con người tồn tại qua hàng triệu năm, dù trong thực tế cũng sai lầm rất nhiều.

Những sai lầm trong cơ chế 1 được “chứng minh” qua hàng loạt thí nghiệm rất nổi tiếng. Có lẽ thí nghiệm nổi tiếng nhất là Vấn đề Linda. Trong thí nghiệm này, các đối tượng tham gia nghiên cứu được cung cấp thông tin về một phụ nữ (hư cấu) tên là Linda, 31 tuổi, độc thân, tính tình thẳng thắn, rất thông minh, và thời còn là sinh viên triết ở đại học cô thường hay quan tâm đến những vấn đề kỳ thị chủng tộc và bất bình đẳng xã hội. Những người tham gia nghiên cứu được hỏi rằng Linda là:

(a) một nhân viên phục vụ khách hàng ở ngân hàng (bank teller);

hay

(b) là một bank teller và đấu tranh cho nữ quyền (feminist).

Phần lớn (85%) người tham gia nghiên cứu chọn câu trả lời (b) là khả năng cao nhất. Nhưng câu trả lời đó vi phạm quy luật xác suất Kahneman và Tversky gọi sai lầm này là nghịch lý liên hợp (Conjunction fallacy).

Trong một thí nghiệm khác, Kahneman và Tversky tiến hành với một nhóm bác sĩ có kinh nghiệm trên 15 năm về một vấn đề rất đơn giản như sau: Trong một cộng đồng có 1% nữ bị bệnh ung thư. Các nhà khoa học có một phương pháp xét nghiệm rất chính xác để phát hiện ung thư. Với phương pháp này đối với những người mắc bệnh, xét nghiệm sẽ cho ra kết quả dương tính 95%; đối với những người không mắc bệnh, xét nghiệm sẽ cho ra kết quả âm tính 80%. Nếu một phụ nữ trong cộng đồng đỏ đi xét nghiệm và có kết quả dương tính, khả năng mà người phụ nữ đó mắc bệnh ung thư là bao nhiêu? Đại đa số các bác sĩ cho rằng khả năng mắc bệnh là 90%. Nhưng câu trả lời đó sai. Sai là vì bác sĩ (hay chúng ta nói chung) lẫn lộn giữa xác suất mắc bệnh nếu kết quả dương tính với xác suất có kết quả dương tính nếu cá nhân mắc bệnh. Kahneman gọi đây là nghịch lý tỷ suất nền, và hệ quả là nhiều bệnh nhân bị chẩn đoán sai, vì bác sĩ dùng cơ chế suy nghĩ nhanh.

Trong một thí nghiệm nổi tiếng, Kahneman và Tversky cho các đối tượng chọn một trong hai bao thư. Bao thư thứ nhất có chắc chắn 200 đô-la; và bao thư thứ hai đòi hỏi đối tượng phải tung một đồng xu, nếu mặt sấp xuất hiện thi được 400 đô-la, mặt ngửa thì không có đồng nào. Kết quả cho thấy phần lớn đối tượng tham gia nghiên cứu lựa chọn bao thư thứ nhất (dù hai lựa chọn này thật ra có giá trị kỳ vọng y chang nhau)! Kết quả này cho thấy chúng ta thích sự chắc chắn. Xu hướng này dẫn Kahneman và Tversky phát triển lý thuyết viễn cảnh, và là một công trình được trao giải Nobel Kinh tế năm 2002.

Một thí nghiệm cực kỳ độc đáo cho thấy chúng ta rất dễ bị chi phối bởi con số lớn. Đối tượng nghiên cứu được đưa cho 2 lựa chọn: (a) với phẫu thuật A, 90% sống sót; (b) với phẫu thuật B, 10% tử vong. Phần lớn đối tượng chọn phẫu thuật A. Một thí nghiệm tương tự, mà theo đó một nhóm đối tượng được cho biết rằng xác suất mà họ mắc bệnh là 1 trên 10, một nhóm khác được cho biết xác suất mắc bệnh là 100 trên 1000. Kết quả cho thấy nhóm thứ hai có xu hướng chấp nhận điều trị hơn nhóm thứ nhất, dù nguy cơ mắc bệnh của hai nhóm y chang nhau Kahneman và Tversky gọi đó là Hiệu ứng khung (framing effect).

Chúng ta thường đánh giá vấn đề qua việc tham khảo kinh nghiệm nổi bật vào thời điểm gần nhất, chứ không phải xem xét đến toàn bộ quá trình theo thời gian. Viết đến đây tôi chợt nhớ đến một nhận xét của Nhạc sĩ Đức Huy rằng người ca sĩ có thể bắt đầu bài hát không đạt, nhưng khi đoạn cuối bài hát được biểu diễn thành công thì khán giả sẽ xem đó là một trình diễn thành công. Kahneman xem đây là điểm mà chúng ta rất giống chuột.

Nếu một nhà khoa học rất giỏi về một lĩnh vực nào đó (như được trao giải Nobel y học), người ta thường giả định rằng nhà khoa học đó cũng am hiểu tất cả những vấn đề khác, dù bản thân nhà khoa học không nghĩ vậy. Điều này giải thích tại sao khi cần tranh thủ vận động một vấn đề xã hội nào đó, người ta thường tìm đến những ngôi sao điện ảnh, khoa học, thể thao,… Kahneman gọi đó là Hiệu ứng hào quang (halo effect) cũng là một cơ chế suy nghĩ theo Hệ thống 1.

Cuốn sách hay công trình nghiên cứu của Kahneman có nhiều ý nghĩa cho các nhà hoạch định chính sách. Bài học là khi ra chính sách hay những quy định có ảnh hưởng đến nhiều người trong cộng đồng cần phải vận dụng chứng cứ một cách cẩn thận, chứ không nên cảm tỉnh và bồng bột (theo hệ thống suy nghĩ nhanh) vì dễ dẫn đến sai lầm. Chúng ta còn nhớ vụ cấm buôn bán mắm tôm chỉ vì niềm tin rằng nhiều bệnh nhân tả từng ăn mắm tôm trước đó, và kết luận rằng mắm tôm là nguyên nhân gây dịch tả. Có thể xem đó là một suy nghĩ theo Hệ thống 1.

Tìm hiểu thêm về cuốn sách tại: https://ybox.vn/idy66msany7fn6

2. 𝐓𝐫𝐢́ 𝐭𝐮𝐞̣̂ 𝐃𝐨 𝐓𝐡𝐚́𝐢
Từ quá khứ đến ngày nay, người Do Thái luôn được gắn với phẩm chất về chất xám và trí tuệ. Thuật ngữ “Bộ óc Do Thái” dùng để chỉ một người nào đó thật thông thái. Theo thống kê gần đây 1/3 triệu phú Mỹ là người Do Thái. 20% số giáo sư tại các trường đại học hàng đầu của Mỹ là người Do Thái. Với những thành tựu đáng nể như vậy, bạn có muốn biết người Do Thái sáng tạo ra cái gì và nguồn gốc trí tuệ của họ xuất phát từ đâu không? Nếu có thì cuốn sách Trí tuệ Do Thái sẽ hé lộ những bí mật đó với bạn, những phương pháp và kỹ thuật phát triển tầng lớp trí thức đã được giữ kín hàng nghìn năm như một bí mật mang tính văn hóa. Vậy nên không đáng ngạc nhiên khi ngay tại thời điểm ra mắt, cuốn sách này nhanh chóng lọt vào top sách bán chạy nhất không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều quốc gia khác trên toàn thế giới, bao gồm: Ý, Hàn Quốc, Thái Lan, Israel, Trung Quốc, Anh,… Cuốn sách bao gồm 11 bí mật về trí tuệ của người do Thái bao gồm:
 

Thứ nhất là sức mạnh của trí tưởng tượng. Người Do Thái có một trí tưởng tượng không giới hạn của người Do Thái. Trong suốt lịch sử, người Do Thái luôn bị tra tấn, bị chối bỏ, bị đẩy đuổi ở mọi nơi họ đến. Họ được biết đến như một dân tộc sống sót. Và điều khiến họ thành công chỉ đơn giản là sức mạnh của trí tưởng tượng. Trí tưởng tượng là thứ duy nhất giữ chân người Do Thái trong trại tập trung, thậm chí giúp một số người trong số họ tồn tại cho đến tận ngày nay.

Trong thí nghiệm của Eran và Itamar, Jerome có nhiệm vụ hình dung ra mục tiêu mà anh ấy muốn đạt được: có một triệu đô la trong một năm tới, và tham gia một khóa học Quản trị kinh doanh. Đó là một mục tiêu ngoài-thực-tế, giống như các mục tiêu của người Do Thái. Jerome đồng ý và với sức mạnh trí tưởng tượng của mình, cuối cùng anh ấy đã thay đổi mục tiêu: có 50 triệu đô-la trong một năm và lấy bằng Tiến sĩ về Quản trị kinh doanh. Eran và Itamar đã thiết lập cho Jerome một lộ trình để đạt được mục tiêu này, bằng cách của người Do Thái.

Thứ 2 là duy trì tư duy phản biện, luôn hỏi, trả lời câu hỏi bằng câu hỏi để hoàn thiện bản thân. Không bao giờ hài lòng với những gì bạn đã hoàn thành. Đi ra ngoài để cải thiện cuộc sống và kiến ​​thức của bạn. Hãy nhớ rằng không có gì được định sẵn là sẽ xảy ra trên thế giới này. Thiên tài chỉ có 10% là tài năng và 90% là mồ hôi.

Thứ 3, bạn không cần tạo ra thứ gì đó, chỉ cần thêm vào và phát triển một thứ đã tồn tại thành một thứ mới với sự trợ giúp của trí tưởng tượng. Đây là những gì nhà khoa học Do Thái vẫn làm.

Thứ 4, tin vào bản thân và trí nhớ của bạn. Hãy luôn coi trọng và tin tưởng vào bản thân rằng bạn có thể ghi nhớ hầu hết mọi thứ. Đừng bao giờ đánh giá thấp bộ não của bạn!

Thứ 5, đọc to lên khi bạn muốn ghi nhớ điều gì đó. Khi đọc thành tiếng điều gì đó, bạn không chỉ sử dụng mắt để ghi nhớ mà còn sử dụng tai để hấp thụ giọng nói và điều này giúp ghi nhớ mọi thứ bạn đọc.

Thứ 6, đừng bao giờ viết ngoáy, đến mức không thể đọc được cả bút tích của mình. Hãy viết đẹp và ngay ngắn. Viết với quyết tâm ghi nhớ chứ không phải viết chỉ để hoàn thành nhanh, để một lúc nào đó bạn có thể đọc lại.

Thứ 7, viết theo dạng cột như bài báo. Đây là lý do tại sao đọc tin tức nhanh hơn và dễ dàng hơn đọc một cuốn tiểu thuyết. Cột làm cho việc viết trở nên hiệu quả và việc đọc trở nên thú vị và hấp dẫn hơn. Điều này có liên quan đến hình ảnh và khả năng hấp thụ của não. Nó cung cấp cho bạn khả năng sắp xếp mọi thứ theo thứ tự và có hệ thống. Tô màu bằng bút dạ hoặc bút mực sẽ không giúp bạn nhiều trừ khi chỉ ra đâu là câu trả lời hoặc đâu là phần quan trọng, nhưng nó không thể giúp bạn ghi nhớ câu trả lời.

Thứ 8, tốt hơn là bạn nên học hai giờ với bộ óc minh mẫn, hơn là năm giờ với cơ thể mệt mỏi. Bạn sẽ không nhớ được gì. Điều này cũng có thể làm giảm trí nhớ của bạn.

Thứ 9, tập trung vào những gì bạn làm, thậm chí đừng bận tâm đến bất cứ điều gì khác khi bạn cố gắng ghi nhớ một điều gì đó.

Thứ 10, sử dụng các ký hiệu, thành ngữ hoặc trí tưởng tượng để giúp bạn ghi nhớ điều gì đó. Điều này thực sự giúp ích cho việc đọc và ghi nhớ mọi thứ dễ dàng hơn.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng: Khi bạn nghỉ ngơi, hãy ngừng suy nghĩ, cho bộ não của bạn nghỉ ngơi và tách khỏi những gì bạn vừa ghi nhớ. Bộ não giống như một cơ bắp, nó bắt đầu phát triển ngay khi bạn ngừng sử dụng chúng sau một buổi tập luyện chăm chỉ.

Tất cả chỉ có vậy. Bí mật của trí tuệ Do Thái. Bạn cũng có thể học được và làm theo ngay hôm nay, với cuốn Trí tuệ Do Thái gối đầu giường. 

Tìm hiểu thêm về cuốn sách tại: https://ybox.vn/idywjlligcipr

Ảnh: Ghiền Sách 
3. 𝐏𝐡𝐢 𝐥𝐲́ 𝐭𝐫𝐢́
Trong cuốn sách này, Giáo sư bộ môn Kinh tế học hành vi tại M.I.T, Dan Ariely đã phản bác lại một quan điểm chung cho rằng con người luôn hành động theo lý trí. Bằng hàng chục các thí nghiệm và ví dụ kỳ lạ, Dan Ariely đã dẫn dắt người đọc vào một thế giới, nơi sự phi lý trí ngự trị thường xuyên. Ông đã chỉ ra rằng con người có hành động phi lý mang tính hệ thống và có thể dự đoán trước. Có thể nói rằng, “Phi lý trí” của Dan Ariely là một cuốn sách đặc biệt hấp dẫn và đầy cảm hứng. Nó buộc người đọc phải suy nghĩ kĩ hơn về tất cả những hành vi, những sai lầm của mình để sống hợp lý và tốt đẹp hơn. Và nó cũng sẽ thay đổi nhận thức cũng như cách chúng ta tương tác với thế giới.

Bằng việc sử dụng dữ liệu từ những thí nghiệm thú vị và độc đáo, Ariely đã đưa ra những kết luận hấp dẫn về cách thức và nguyên nhân tại sao chúng ta lại hành động như vậy. “Lẽ phải của phi lý trí” sẽ thay đổi cách thức chúng ta nhận thưc bản thân trong công việc cũng như trong cuộc sống. Và soi xét các hành vi phi lý trí của chúng ta dưới một thứ sắc thái ánh sáng hoàn toàn mới mẻ.

Mở đầu bằng câu chuyện của mình, ông cho thấy rằng bằng việc hành động có lý trí, ông đã chiến thắng căn bệnh với một hy vọng rằng một ngày nào đó bác sỹ sẽ nói rằng ông hoàn toàn hết bệnh. Và ý nghĩa của nó là khi đứng trước những công việc nhàm chán, những nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta muốn lảng tránh, chúng ta chỉ cần đơn giản là ngồi tính toán, so sánh những thú vui trước mắt, hiểu rằng sẽ có lợi về lâu dài khi ta phải gắng chấp nhận một chút khó chịu trong hiện tại. nếu làm được điều đó, chúng ta sẽ tập trung cao độ vào những vấn đề thực sự quan trọng với chúng ta.

Tìm hiểu thêm về cuốn sách tại: https://ybox.vn/idyg8rxjvpeiqa

Ảnh: Quán Cóc Sài Gòn

4. 𝐍𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐤𝐞̉ 𝐱𝐮𝐚̂́𝐭 𝐜𝐡𝐮́𝐧𝐠
Những kẻ xuất chúng lọt top 3 cuốn sách bán chạy nhất của Malcolm Gladwell theo Tạp chí New York Times, và cũng là cuốn sách đã làm nên tên tuổi lẫy lừng cho ông. Cuốn sách sẽ giúp bạn hiểu tại sao những người thậm chí giỏi cũng có thất bại đáng kinh ngạc. Theo đó, ngoài tài năng và tham vọng, những người thành công đều cần một chút cơ hội may mắn để rèn luyện kĩ năng và cho phép họ vượt lên trở thành Những kẻ xuất chúng so với người cùng thế hệ. Đây là một quyển sách hay, đầy tính thuyết phục, mang lại góc nhìn mới mẻ, thú vị, thoát khỏi tư duy lối mòn: Khi nhắc đến thành công, người ta thường chỉ xét tới kỹ năng, sự kiên trì,… mà không hề kề đề cập tới vai trò quan trọng của cơ hội và di sản. Ngoài ra, lối viết đầy cuốn hút của tác giả Malcolm Gladwell đã góp phần nhấn mạnh nội dung của quyển sách.
 

Quan điểm của ông tuy mới lạ nhưng rất chính xác (bản thân mình đã kiểm chứng). Từ một đứa lười tập thể dục (mình đã từng không tập thể dục hằng ngày), có sức khỏe yếu (dễ đau vặt), sau khi đọc xong quyển sách này, mỗi ngày đều tập thể dục: ngày hôm trước tập 5 hiệp, mỗi hiệp gồm nhảy dây 10 cái, hít đất 2 cái, nhảy rút gối 2 cái,… Ngày hôm sau tập 5 hiệp, mỗi hiệp gồm nhảy dây 11 cái, hít đất 3 cái , nhảy rút gối 2 cái… (mình ráng tập sao cho ngày hôm sau hơn ngày hôm trước một chút). Bây giờ mình đã có thể tập 5 hiệp, mỗi hiệp gồm nhảy dây 100 cái, 20 cái hít đất, nhảy rút gối 20 cái! (Là một con số không hề nhỏ đối với một người lười tập thể dục như mình). Sức chịu đựng được cải thiện, sức khỏe trở nên tốt hơn, việc học tập cũng trở nên dễ dàng hơn đối với mình. Đó là sức mạnh của small wins và mối quan hệ giữa nỗ lực – tưởng thưởng được tác giả đề cập.

Không chỉ vậy, quyển sách đã giúp mình tiến gần hơn với ước mơ được trở thành một freelancer nổi tiếng. Sau khi đọc, nghiền ngẫm quyển sách, mình luôn tự hỏi liệu bản thân có thể thực hiện được ước mơ nếu mình cố gắng luyện tập, tìm cơ hội để có khoảng thời gian Hamburg như sự đúc kết của tác giả? Tình cờ biết được Bookademy có chương trình tuyển cộng tác viên viết review sách, mình đã làm đơn xin ứng tuyển. Và bây giờ, ngay thời điểm này, mình đang luyện tập. Đây thật sự là một khởi đầu tốt đối với mình. Mình muốn tiến gần với ước mơ, muốn kiểm nghiệm xem liệu những bài học của tác giả có đúng? Một cơ hội đã tới. Giờ đây, mình đang mong chờ một cơ hội tiếp theo để đến với bản thân: được sự hỗ trợ, giúp đỡ từ mọi người xung quanh. Đây là bài viết đầu tay của mình trên Ybox, một bài viết khiến mình “vật lộn” trong suốt 10 tiếng đồng hồ. Mình rất cảm ơn mọi người vì đã đọc đến những dòng chia sẻ chân thành này, và mình rất mong được nhận những lời góp ý từ mọi người để cải thiện khả năng viết lách của mình từng ngày. Mình cũng hy vọng rằng mọi người có thể theo dõi bài viết sắp tới của mình (dự tính vào 30/01 và 7/2/2021 nếu không có sự việc bất ngờ xảy ra). Đó là bài học mà mình đã áp dụng. Nếu ai đã áp dụng thì hãy chia sẻ với mình ở dưới phần Comment được không ạ? Mình rất háo hức khi được nghe kể những câu chuyện thú vị của mọi người.      

Tìm hiểu thêm về cuốn sách tại: https://ybox.vn/idyeb37toc4lx

5. 𝐓𝐚̂𝐦 𝐥𝐲́ 𝐡𝐨̣𝐜 𝐭𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐜𝐨̂𝐧𝐠
Cuốn sách “Tâm lý học thành công” của nhà tâm lý học nổi tiếng Carol Dweck sẽ cho bạn thấy không chỉ khả năng và tài trí mới đem đến thành công cho chúng ta, mà phần lớn do cách tiếp cận mục tiêu bằng lối tư duy nào. Trong đó, những người có tư duy cố định (hay bảo thủ – fixed mindset), với niềm tin rằng khả năng con người là cố định, ít có khả năng phát triển hơn những người có tư duy phát triển (hay cầu tiến – growth mindset), với lòng tin rằng khả năng của con người có thể được cải thiện. Cuốn sách không chỉ là món quà cho những độc giả đang trau dồi bản thân để thành công, mà còn là công cụ hữu ích cho các bậc cha mẹ, giáo viên, quản lý, và vận động viên vận dụng để thúc đẩy thành tích xuất sắc.
 
Cuốn sách Tâm lý học thành công được Satya Nadella – vị CEO tài ba của Microsoft – xem như một “hồi chuông đánh thức gã khổng lồ đang ngủ say” bên trong con người ông.
 
Tìm hiểu thêm về cuốn sách tại: https://ybox.vn/idyjsxlfy6j02

 Ảnh: Sunnews

Nguồn: https://ybox.vn/vien-sach-bookademy/top-sach-5-cuon-sach-giup-ban-tang-kha-nang-tu-duy-cua-ban-than-61ea680b440f3d5de6798005

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

nineteen + 3 =