Outliers – Malcolm Gladwell (Những kẻ xuất chúng)

0
1311

Outliers – Malcolm Gladwell (Những kẻ xuất chúng)

Sách Outliers – Tác giả Malcolm Gladwell

Outliers chỉ những người, những thực thể nằm ra khỏi quỹ đạo chung trung bình của đồng loại, như những thiên tài, những người xuất chúng.

Chúng ta luôn cho rằng những outliers từ The Bealtes đến Bill Gates trở thành như vậy là do họ bẩm sinh là thiên tài, họ có tài năng và tầm nhìn. Nhưng trong quyển “Outliers”, Malcolm Gladwell đã phân tích cho chúng ta thấy rằng những điều đó chỉ là một phần nhỏ trong những thành công của họ.

1. Cơ hội

Thiên tài ko thể thành công nếu như họ ko được trao những cơ hội để thành công. Những cơ hội đó xuất hiện từ những chi tiết nhỏ nhặt đến mức chúng ta luôn bỏ qua nó khi đánh giá sự thành công của 1 người.

– Hiệu ứng Matthew:

Tác giả lấy ví dụ về những cầu thủ thể thao nổi tiếng, 50% trong số họ sinh từ tháng 1 đến tháng 3, 30% sinh từ tháng 4 đến tháng 7 và chỉ khoảng 20% sinh từ tháng 8 đến cuối năm. Lý giải: ngay từ lứa tuổi nhỏ và được các huấn luyện viên sàng lọc, những cậu bé sinh đầu năm luôn to cao hơn những cậu bé sinh cuối năm, và vì vậy, dễ được chọn để đào tạo hơn, và từ đó, được rèn luyện cường độ cao hơn và dễ thành công hơn.

Vì vậy, nếu bạn sinh cuối năm và muốn chơi thể thao chuyên nghiệp, dù bạn có tài đến đâu, bạn đã bị bất lợi hơn so với những đứa sinh đầu năm về thể hình rồi.

Hiệu ứng này có thể nới rộng ra về hệ thống giáo dục bậc thấp, khi mà những đứa trẻ sinh đầu năm phát triển sớm hơn, tiếp thu bài nhanh hơn (vì “già” hơn bạn cùng lứa gần 1 năm) và được chú ý rèn luyện hơn. Đọc phần này Hiền mới nhận ra sai lầm của nhiều bậc cha mẹ khi quyết định cho con mình học sớm một năm. Tất nhiên mình ko biết được điều đó có phải sai lầm không, khi mà đứa trẻ đó sau này lớn lên vẫn học hành như ai, nhưng rõ ràng vô hình chung, mình đã đẩy con mình vào con đường bất lợi cho nó.

– Luật 10 ngàn giờ:

Luật này dựa trên những khảo sát về thời gian làm việc liên quan đến sở trường của những người thành công và rút ra rằng bạn phải làm việc tối thiểu là 10 ngàn giờ mới có thể đạt được trình độ thiên tài. Và cơ hội là chính ở điểm bạn có điều kiện để làm 10 ngàn giờ đó.

Lấy ví dụ về Bill Gates. Lúc Bill Gates học lớp 7, trường của ông mở câu lạc bộ máy tính và mua cái máy tính đầu tiên, loại khá tối tân lúc bấy giờ. Ông đã bắt đầu lập trình từ lớp 8, đến khi ra trường, ông lại được mời đến C-Cubed để test thử những phần mềm công ty soạn ra để đổi với việc sử dụng máy tính miễn phí. Cứ như thế, hàng loạt cơ hội giúp Bill Gates nâng cao khả năng lập trình. Và đến khi ông bỏ Harvard để thành lập công ty phần mềm riêng thì ông đã lập trình xa lắc so với cái mức 10 ngàn giờ rồi.

Nhìn về cơ hội ở một góc nhìn khác. Tháng 1 năm 1975 là năm mở đầu cho thời đại máy tính cá nhân. Nếu vào năm đó bạn đã tốt nghiệp ĐH được một vài năm thì chắc bạn đã làm ổn định cho IBM một thời gian, có nhà cửa, gia đình và sẽ ko còn hứng thú với thị trường mới mẻ này. Vì vậy, những người sinh trước năm 1952 (hơn 23 tuổi) coi như loại. Nhưng nếu bạn chỉ mới học trung học vào năm 1975 thì bạn lại quá trẻ, nên chưa có kỹ năng nhiều về lĩnh vực này, loại luôn những người sinh sau năm 1958 (17 tuổi). Tuổi hoàn hảo để đón đầu lĩnh vực này là khoảng 20, 21 tuổi, nghĩa là những người sinh năm 1954 hoặc 1955. Bill Gates sinh năm 1955! Steve Ballmer, current CEO của Microsoft sinh năm 1956!

– Những vấn đề của thiên tài:

Định nghĩa cơ bản của thiên tài là những người có IQ hơn 130. Nhưng rõ ràng là không phải ai có IQ trên 130 cũng đều là thiên tài. Vậy thì điều gì đã ảnh hưởng đến những người đó, ngăn cản họ thành công?

Tác giả so sánh hai người đều có IQ trên 180. Một người là Chris Langan, bây giờ chỉ là một nông dân bình thường ở miền Nam nước Mỹ, vẫn rất am hiểu và đam mê đọc sách, nhưng chỉ dừng lại ở đó. Một người là Robert Oppenheimer, nhà vật lý học có công phát triển bom nguyên tử cho Mỹ vào Thế chiến 2.

Chris Langan gặp đủ khó khăn khi bắt đầu đi học, mất học bổng, ko có tiền học nên phải chuyển trường, thời khóa biểu không phù hợp, quan liêu, làm ông nản chỉ bỏ học ĐH. Oppenheimer suýt ngộ độc thầy giáo, nhưng lại bị án treo. Rõ ràng 1 người bị bao nhiêu khó khăn cản trở và 1 người thì được trao cho bao nhiêu cơ hội. Tại sao?

Có hai loại trí thông minh .. analytical intelligence được đo bởi IQ và một loại khác là practical intelligence. Practical intelligence là khả năng biết nói những gì cần nói, nói với ai, khi nào cần nói và làm sao để nó đạt được hiệu quả tốt nhất. Và practical intelligence được rèn luyện tùy theo cách giáo dục của từng gia đình, và gia đình giàu giáo dục con cái khác gia đình nghèo.

Gia đình giàu nói chuyện cho ra lẽ với con cái, lý luận với chúng. Họ không chỉ ra lệnh. Họ mong đợi con cái phải nói lại, phải đàm phán, phải vặn hỏi người lớn. Nếu con cái học tệ ở lớp, họ tra hỏi giáo viên. Cách giáo dục này được gọi là concerted cultivation – đánh giá, phát triển tài năng, ý kiến và kỹ năng của trẻ.

Còn gia đình nghèo thì lại sợ sệt chức quyền, họ phản ứng thụ động và luôn lui về phía sau. Cách giáo dục theo kiểu phát triển tự nhiên. Họ có trách nhiệm chăm sóc cho trẻ, nhưng để chúng tự phát triển theo ý chúng.

Vì vậy, đó là sự khác biệt giữa Oppenheimer và Chris Langan. Oppenheimer được sinh ra trong 1 gia đình giàu có và được rèn luyện practical intelligence từ nhỏ, biết cách thể hiện bản thân để được trao cho những cơ hội tốt nhất có thể. Còn Chris Langan xuất thân từ gia đình lao động, nên ông chỉ đành chấp nhận những bất công xảy ra với mình.

2. Nguồn gốc

Phần này để giải thích những định kiến như tại sao dân châu Á nổi tiếng giỏi toán và tại sao Korean Air từng là hãng máy bay nguy hiểm nhất thế giới với số lượng rớt máy bay nhiều hơn bất cứ hãng nào khác.

Hệ thống phát âm chữ số của Anh được cho là rất ngẫu nhiên và ko quy tắc, ví dụ, 11 là eleven, trong khi 16 là sixteen. Còn tiếng Việt thì lại khá cấu trúc, theo kiểu 11 – mười một, 12 – mười hai, và cứ thế ghép số 51 – năm mươi mốt, 63 – sáu mươi ba. Vì vậy, trẻ em 4 tuổi Mỹ chỉ có thể đếm được đến 15, trong khi trẻ em châu Á tuổi đó đã có thể đếm được đến 40. Cấu trúc của hệ thống số còn cho phép trẻ em châu Á tính nhanh hơn những phép toán đơn giản. Trong khi trẻ em Mỹ phải ngồi dịch từ twenty sang 20 thì trẻ em VN từ hai mươi đã có sẵn số 20 cho chúng tính toán. Vì vậy, giỏi toán không hẳn là vì chúng thông mình hơn, mà có khi là vì nguồn gốc của chúng.

Hàn Quốc đứng thứ hai về mức độ tôn kính với quyền lực trong xã hội (nước thứ 1 là Brazil). Họ có 6 tầng ngôn ngữ để biểu hiện quyền lực (cái này bạn nào du học Hàn Quốc chắc là kinh nghiệm xương máu hen). Trong khi trong môi trường lái máy bay thì lại đòi hỏi sự phối hợp ăn ý giữa phi công chính và phụ lái, sự cân bằng quyền lực về khả năng ra quyết định cũng như phán đoán rủi ro giữa thành viên trong tổ lái. Lái phụ người Hàn tôn kính phi công chính còn hơn cha mẹ, thấy phi công chính phạm sai lầm thì cũng chỉ nhỏ nhẹ “em nghĩ là ..”, “anh nên ..” và luôn cho rằng chắc là mình sai, người ta là phi công trưởng, bao nhiêu năm kinh nghiệm hơn mình thì phải biết hơn chứ. Đó là lý do chính nằm sau hàng loạt những vụ rớt máy bay của Korean Air. Tình hình chỉ thay đổi khi Korean Air bắt buộc phi công dùng tiếng Anh để giao tiếp với nhau (giảm thiểu phân biệt quyền lực) và tổ chức training cho lái phụ về việc trao đổi ngang hàng với phi công chính.

Tóm lại, con đường đến thành công của những người nổi tiếng, ngoài bản thân họ ra thì còn hàng loạt những yếu tố khác mà chính họ cũng chỉ có thể thốt lên rằng “Tại vì tôi may mắn”. Và đúng là như vậy, ko phải họ khiêm tốn đâu.

——————————

Hiền khá tâm đắc quyển này, không phải ngẫu nhiên mà sách là best-seller trong một thời gian dài. Malcolm Gladwell cũng là tác giả của quyển “The tipping point” mà Hiền review lần trước. Entry này viết khá dài và chi tiết về những ý chính của sách, cũng biết là dài quá thì mọi người ngán đọc, nhưng Hiền viết chủ yếu là cho Hiền sau này tham khảo lại.

Hiền tin là ai trong chúng ta cũng tự nhận thấy mình là outlier trong một lĩnh vực nào đó. Nếu có thời gian ngồi nghĩ lại, bạn sẽ nhận ra rằng những lý do trên hoàn toàn phù hợp và lý giải được cho lý do tại sao bạn giỏi ở lĩnh vực bạn đang giỏi.

Posted by thuhiennt on January 2, 2010ô

Nguồn: blogger Nguyễn thu Hiền- https://thuhiennt.wordpress.com/2010/01/02/7/

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

seventeen − 15 =