Xuất bản sách của tác giả nữ đầu tiên đoạt giải Pulizer văn học Edith Wharton

0
115

Cuốn “Chỉ ngu ngơ mới biết cười” có tên gốc là “The hoof mirth”. Trong Kinh Cựu ước có câu “The heart of the wise is in the hoof mourning; but the heart of fools is in the hoof mirth” (tạm dịch “tâm của kẻ khôn ngoan ở nơi phiền muộn, tâm kẻ ngu ngơ ở chốn nô cười”) cũng chính là nguồn gốc của tiêu đề cuốn sách mà Edith Wharton đã chọn.

Giải thưởng Pulizer danh giá dành cho văn học năm 1921 vinh danh Edith Wharton, đồng thời bà cũng là người phụ nữ đầu tiên nhận giải thưởng này. Các sáng tác nổi bật của bà có thể kể đến “Chỉ ngu ngơ mới biết cười” (1905), “Mùa hè” (1917), “Thời thơ ngây” (1920).

“Chỉ ngu ngơ mới biết cười” của bà do Lan Hương chuyển ngữ. Sách lần đầu được dịch và xuất bản tại Việt Nam do Công ty Cổ phần Sách Tao Đàn liên kết với NXB Hội Nhà văn giới thiệu và ra mắt vào tháng 6/2018.

Bìa của cuốn sách “Chỉ ngu ngơ mới biết cười”.

Edith Wharton vốn thuộc dòng dõi danh gia vọng tộc thế nên bà có cái nhìn sắc sảo và chân thực về những gì xảy ra xung quanh thế giới của tầng lớp trên trong xã hội. Tiếng nói của bà cũng chính là tiếng nói của người trong cuộc về một tầng lớp được trọng vọng trong xã hội thời bấy giờ.

Wharton cho rằng giới thượng lưu ở New York đang làm mờ nhạt dần tính chất thực sự của quý tộc. Sự phân tầng xã hội trong “Chỉ ngu ngơ mới biết cười” được đánh giá thông qua tiêu chí vật chất, chỉ cần là người giàu có, họ nghiễm nhiên bước chân vào thế giới quý tộc trong khi ở châu Âu, tầng lớp thượng lưu không phải chỉ dựa vào mỗi đồng tiền.

Trong “Chỉ ngu ngơ mới biết cười”, đồng tiền như một tấm giấy thông hành cho Lily gia nhập giới thượng lưu. Thậm chí hơn thế, đồng tiền còn quyết định “thứ hạng” của mỗi người trong xã hội thượng đẳng ấy. Ai cũng muốn gả con gái cho Percy Gryce chỉ vì gia sản kếch sù nhà anh ta hay ông Trenors không ngừng tổ chức hội hè liên miên cũng chỉ để bù đắp vào nguồn tài chính eo hẹp.

Tác giả Edith Wharton

Edith Wharton đã thể hiện một chân lý: tình yêu hoặc cái chết mới là nơi an toàn nhất cho người phụ nữ. Lily chính là hình ảnh chân thực cho quan điểm này. Cô bế tắc trong vũng lầy nợ nần khổng lồ, cô tuyệt vọng khi bị chính người thân quay lưng. Tình yêu hay cái chết dường như là chiếc phao cứu rỗi duy nhất dành cho cô.

Ở quyển hai, Lily thấy mình như đứng giữa ngã ba đường, mà sự lựa chọn nào cũng chẳng đưa cô quay trở lại xã hội thượng lưu. Yêu và kết hôn với Selden hay là chết trong nghèo khó. Sự ám ảnh phải giành lại vị thế giàu sang ngăn cản cô chấp nhận tình yêu của Selden. Nếu bên Selden, cô có hạnh phúc không? Chắc chắn là có, nhưng không đủ. Với Lily, một tình yêu bình lặng không giúp gì cho cô trang trải nợ nần. Tình yêu hay là cái chết? Cuối cùng Lily đã hiểu ra cô thực sự chẳng có quyền lựa chọn.

Cẩm Tú (Tuổi trẻ Thủ đô)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

4 × 3 =