Các tác phẩm văn học Việt Nam trước 1945 được giới thiệu có sức sống bền bỉ và mãnh liệt, trải qua bao năm tháng vẫn vẹn nguyên những giá trị.
Việc làng
Ra đời cách đây ba phần tư thế kỷ, Phóng sự Việc làng giới thiệu với bạn đọc nhất là thế hệ trẻ và với độc giả ở các vùng miền khác trong cả nước ta về “cuộc đời và con người trong bức tranh làng quê Bắc Bộ”.
Trải qua biết bao biến đổi, Việc làng vẫn còn ý nghĩa lớn và để lại nhiều bài học có giá trị trong quá trình chọn lọc, cải biến và xây dựng đời sống văn hoá mới trong xã hội nông thôn hiện nay.
Những Ngày Thơ Ấu
Tác phẩm Những ngày thơ ấu được viết dưới dạng hồi kí của nhân vật xưng tôi, có tên Hồng. Những ngày thơ ấu gồm 9 chương thu gọn một cảnh ngộ; và mỗi cảnh ngộ cũng như là sự thu nhỏ gương mặt xã hội. Sau mỗi chương là sự tăng cấp những khó khăn và tàn lụi của gia đình.
Những ngày thơ ấu mang chất tự truyện được viết trong khoảng lùi thời gian trên 10 năm. Chân thực, chân thực đến cùng trong tự kể về mình, đó là giá trị sớm có trong văn Nguyên Hồng, khiến cho Thạch Lam, trong lời tựa sách in năm 1941 đã có thể viết: “Đây là sự rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại”.
Miếng Ngon Hà Nội
Miếng ngon Hà Nội là một tác phẩm bút ký của nhà văn Vũ Bằng, một nhà văn người Hà Nội gốc và rất sành về các món ăn Hà Nội. Tác phẩm được viết tại Hà Nội vào mùa thu 1952, sửa chữa và viết thêm tại Sài Gòn năm 1956, 1958, 1959.
Vợ nhặt
Tập truyện ngắn Vợ nhặt tập hợp những truyện ngắn đặc sắc nhất của Kim Lân – một cây bút truyện ngắn vững vàng, viết về cuộc sống và con người ở nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là con đẻ của đồng ruộng.3.3. Những ngày thơ ấu (Hồi kí) – Nguyên HồngTác phẩm Những ngày thơ ấu được viết dưới dạng hồi kí của nhân vật xưng tôi, có tên Hồng. Những ngày thơ ấu gồm 9 chương thu gọn một cảnh ngộ; và mỗi cảnh ngộ cũng như là sự thu nhỏ gương mặt xã hội. Sau mỗi chương là sự tăng cấp những khó khăn và tàn lụi của gia đình. Những ngày thơ ấu mang chất tự truyện được viết trong khoảng lùi thời gian trên 10 năm. Chân thực, chân thực đến cùng trong tự kể về mình, đó là giá trị sớm có trong văn Nguyên Hồng, khiến cho Thạch Lam, trong lời tựa sách in năm 1941 đã có thể viết: “Đây là sự rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại”.
Gió lạnh đầu mùa
Tập truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa tập hợp trọn vẹn những truyện ngắn đã đăng báo của Thạch Lam, thuộc các tập Gió đầu mùa, Nắng trong vườnvà Sợi tóc. Lời văn Thạch Lam nhiều hình ảnh, nhiều tìm tòi, có một cách điệu thanh thản, bình dị và sâu sắc. Văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và từng trải về sự đời. Thạch Lam có những nhận xét tinh tế về cuộc sống hằng ngày. Xúc cảm của nhà văn Thạch Lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với những con người ở tầng lớp dân nghèo thành thị và thôn quê. Thạch Lam là một nhà văn quý mến cuộc sống, trang trọng trước sự sống của mọi người chung quanh. Ngày nay đọc lại Thạch Lam, vẫn thấy đầy đủ cái dư vị và cái nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học.
Hà Nội Băm Sáu Phố Phường
“Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội”. Quả thật, Hà Nội đẹp, bình dị, đáng yêu và mơ màng, giống như một thứ tình yêu không dễ để gọi tên, chỉ biết ngắm nhìn, trân trọng và nâng niu. Hà Nội, quê hương thứ 2 của biết bao người con xa xứ. Cuốn sách “Hà Nội băm sáu phố phường” chính là tác phẩm có thể giúp ta hiểu hơn về một Hà Nội như thế, hiểu thêm về những nét đẹp của thủ đô nghìn năm văn hiến.
“Hà Nội băm sáu phố phường” chủ yếu viết về chuyện phố, chuyện phường, đời sống dân sinh thường nhật, đặc biệt còn đi sâu vào những thức quà chỉ riêng nơi đây mới có. Đến với những trang giấy, Hà Nội xưa hiện ra ở nhiều góc cạnh cùng các đặc trưng riêng, tạo nên sức quyến rũ kì lạ, níu chân bất cứ vị khách nào lại qua. Đó là những mái nhà cổ kính nhẹ nhàng khoác lên mình lối kiến trúc độc đáo, dáng vẻ quanh co nhưng rất đỗi mềm mại của những con phố quen thuộc, là nét văn hoá ẩm thực tinh tế giữa không gian êm ả, thanh bình, rộn rã mà trầm mặc. Nói cách khác cuốn sách đã giúp người đọc nhìn thấy cả vóc dáng và tâm hồn Hà Nội.
Đời thừa
Đời thừa – ấn bản mới phát hành 2016 của Minh Long Book tuyển chọn những truyện ngắn đặc sắc của Nam Cao xoay quanh cuộc sống người trí thức, với những tuyên ngôn để đời của nhà văn Nam Cao về văn chương, nghệ thuật.Qua sáng tác của mình, Nam Cao thể hiện quan điểm nghệ thuật rằng, một tác phẩm văn học phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. “Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi; ca tụng tình yêu, bác ái, công bằng” và “Văn chương không cần đến sự khéo tay, làm theo một cái khuôn mẫu. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra cái gì chưa có”. Ông đòi hỏi nhà văn phải có lương tâm, có nhân cách xứng với nghề; và cho rằng sự cẩu thả trong văn chương chẳng những là bất lương mà còn là đê tiện.
Chí Phèo
Chí Phèo – tập truyện ngắn tái hiện bức tranh chân thực nông thôn Việt Nam trước 1945, nghèo đói, xơ xác trên con đường phá sản, bần cùng, hết sức thê thảm, người nông dân bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Nam Cao không hề bôi nhọ người nông dân, trái lại nhà văn đi sâu vào nội tâm nhân vật để khẳng định nhân phẩm và bản chất lương thiện ngay cả khi bị vùi dập, cướp mất cà nhân hình, nhân tính của người nông dân, đồng thời kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo đó trước 1945. Những sáng tác của Nam Cao ngoài giá trị hiện thực sâu sắc, các tác phẩm đi sâu vào nội tâm nhân vật, để lại những cảm xúc sâu lắng trong lòng người đọc.
Vang Bóng Một Thời
Tập truyện đã làm sống lại cả một thời phong kiến đã qua với những nghệ thuật cổ thanh cao, những nếp sống, sinh hoạt xã hội nho phong của một nền văn minh xưa cũ, nó cũng là niềm nuối tiếc của một tâm hồn hoài cổ trước những cái hay, cái đẹp, những nghệ thuật cầu kỳ của một thời đại đã qua, cái thời ấy nay đã chết rồi, chỉ còn để lại một tiếng vang
Vnwriter
(nguồn: https://vnwriter.net/top-10/cac-tac-pham-van-hoc-viet-nam-truoc-1945.html)