Sự va chạm giữa các nền văn minh
(The Clash of Civilizations)
Samuel P.Huntington
11Jan2020
#bookreview
• Breaking 04Jan2020: tên lửa Mỹ đã bắn “về phía Iran”, trùm tình báo Iran thiệt mạng.
• Breaking 08Jan2020: tên lửa Iran đã bắn “về phía Mỹ”, không người Mỹ nào thương vong.
• Breaking 09Jan2020: Donald Trump ”…chừng nào tôi còn là US President, Iran sẽ không bao giờ được phép có vũ khí hạt nhân…”
Hơn 20 năm trước, Samuel P.Huntington đã xuất bản cuốn sách này. Bấy giờ, nhận định của ông đã gây nhiều tranh luận giữa các học giả rằng: những xung đột thời hậu Chiến tranh Lạnh sẽ xuất hiện thường xuyên do những khác biệt về VĂN HÓA chứ không phải Ý THỨC HỆ. Đó có thể là những xung đột giữa các nền văn minh lớn liên quan đến tôn giáo & dân tộc. Theo ông, trong một thế giới đang trỗi dậy, những xung đột sắc tộc và va chạm văn minh, lòng tin phương Tây vào tính phổ quát của văn hóa phương Tây phải đối mặt với 3 vấn đề: giả tạo, phi đạo đức và nguy hiểm.
Giả tạo
Tác giả viết rằng “Sự giả tạo chính là luận đề trung tâm của cuốn sách này”, một luận đề mà Michael Howard đã tóm lược: “nhận định phổ biến ở phương Tây khi cho rằng sự đa dạng văn hóa là một sự tò mò lịch sử bị xói mòn nhanh chóng bởi sự phát triển của một nền văn hóa thế giới chung và hướng phương Tây đang hình thành những giá trị căn bản của chúng ta…..đơn giản là không đúng”. Huntington nhấn mạnh, độc giả nào hiện giờ không tin vào tính sáng suốt trong lời nhận xét trên, độc giả đó hẳn đang tồn tại trong một thế giới khác, chứ không phải thế giới được mô tả trong cuốn sách này.
Phi đạo đức
Niềm tin rằng các dân tộc phi phương Tây nên thích nghi với các giá trị, thể chế và văn hóa phương Tây là hoàn toàn phi đạo đức bởi chính những gì đã sinh ra nó. Tầm sâu rộng của sức mạnh châu Âu cuối TK 19 và sự thống trị toàn cầu của Hoa Kỳ cuối TK 20 đã phổ biến văn minh phương Tây ra toàn thế giới. Tuy nhiên, chủ nghĩa toàn cầu châu Âu không còn nữa bởi sự chấm dứt của chế độ thuộc địa. Bá quyền Mỹ sẽ giảm đi, vì sẽ không còn cần đến nó để bảo vệ Hoa Kỳ chống lại mối đe dọa quân sự từ Liên Xô theo kiểu Chiến tranh Lạnh.
Theo Ông, sau sức mạnh là văn hóa. Nếu các XH phi phương Tây lại một lần nữa được định hình bởi văn hóa phương Tây, thì nó sẽ xảy ra như là kết quả của sự bành trướng, triển khai, và ảnh hưởng của sức mạnh phương Tây. CN đế quốc là hệ quả logic tất yếu của CN phổ quát toàn cầu. Thêm vào đó, như một nền văn minh đã trưởng thành, phương Tây không còn động lực về kinh tế hay nhân khẩu để áp đặt ý muốn của mình lên các XH khác, và bất cứ nỗ lực áp đặt nào như vậy cũng sẽ chỉ đi ngược lại với những giá trị phương Tây về quyền tự quyết & dân chủ.
Nguy hiểm
CN phổ quát phương Tây là hết sức nguy hiểm đối với TG. Nó có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh lớn trong các nền văn minh giữa các quốc gia hạt nhân (trung tâm), và nguy hiểm đối với phương Tây vì nó có thể dẫn tới sự thất bại của phương Tây. Với sự sụp đổ của Liên Xô, người phương Tây cho rằng nền văn minh của họ là vô song, trong khi các XH yếu hơn ở châu Á, Hồi giáo và các XH khác đang bắt đầu có sức mạnh. Vì vậy, họ có thể lại áp dụng cái logic quen thuộc của kẻ mạnh.
Phương Tây khác biệt với các nền văn minh khác ở tính đặc thù về những giá trị & thể chế, chủ yếu bao gồm: Kito giáo, CN đa nguyên, CN cá nhân, chế độ pháp quyền. Những thứ này đã giúp phương Tây phát minh ra tính hiện đại, bành trướng ra TG, và trở thành đối tượng đố kỵ của các XH khác.
Đường đứt gãy
Trong cuộc xung đột Nam Tư, Nga hậu thuẫn cho Serbia; Ả Rập Saudi, Iran, Thổ, Lybia cung cấp tài chính & vũ khí cho người Bosnia không phải vì lý do lợi ích kinh tế, hệ tư tưởng hay quyền lực chính trị mà vì tính tương đồng văn hóa. Các nhà nghiên cứu lịch sử chính trị còn chỉ ra rằng các cuộc xung đột trong tương lai sẽ được châm ngòi bởi những yếu tố văn hóa chứ không phải kinh tế hay tư tưởng; và các cuộc xung đột văn hóa nguy hiểm nhất đang xảy ra dọc theo những đường đứt gãy giữa các nền văn minh.
TG hậu chiến tranh lạnh, những người từng bị chia rẽ bởi ý thức hệ nhưng lại được gắn kết bởi văn hóa sẽ tìm đến nhau, như 2 nước Đức đã làm. Các nước được liên kết với nhau bằng ý thức hệ hoặc hoàn cảnh lịch sử nhưng lại bị chia rẽ bởi văn minh, sẽ đi đến chỗ hoặc tan rã như Liên Xô, Nam Tư, Bosnia, hoặc phải cam chịu căng thẳng ghê gớm như Ukraine, Nigieria, Sudan, Ấn Độ, Srilanka…Ngót 50 năm “bức màn sắt” là ranh giới phân chia châu Âu; nay đã lùi xa về phía Đông, phân chia các dân tộc theo Kito giáo ở phương Tây, với một phía là Hồi giáo và phía kia là các dân tộc theo Chính thống giáo.
TG đương đại chứng kiến những nước có truyền thống Kito giáo phương Tây đang đạt tiến bộ trong phát triển kinh tế và nền chính trị dân chủ, trong khi triển vọng đó ở các nước theo Chính thống giáo lại không chắc chắn, ở các nước CH Hồi giáo thì rất ảm đạm. Xét ở vi mô, đường đứt gãy nằm ở sự xung đột giữa Hồi giáo với Chính thống giáo, Hindu, châu Phi và Kito giáo phương Tây. Cấp độ vĩ mô, đường đứt gãy đó là sự chia rẽ chủ yếu giữa phương Tây và phần còn lại, với các xung đột xảy ra giữa bên này là các XH Hồi giáo & châu Á với bên kia là phương Tây.
Phương Tây
Đầu TK 20 phương Tây thống lĩnh gần nửa diện tích trái đất, chiếm 30% dân số TG và quản lý 45% dân số đó; Cuối TK 20 phương Tây chỉ quay về lãnh thổ trung tâm là Tây Âu chiếm tương ứng 12% diện tích TG và dân số xếp sau các nền văn minh Trung Hoa, Hindu, Hồi giáo. Trong khi đó thay đổi tương ứng của TG Hồi giáo gấp 10 lần cả về lãnh thổ và dân số. Vậy phương Tây có gì đặc biệt? Thú vị với 8 đặc trưng cốt lõi:
− Di sản cổ đại: triết học Hy Lạp & CN duy lý, luật La Mã, tiếng Latinh; Kito giáo (Christianity);
− Thiên chúa giáo (Catholicism) và Tin Lành (Protestantism);
− Ngôn ngữ châu Âu: phương Tây thừa hưởng tiếng Latinh, các quốc ngữ được tập hợp theo dòng ngôn ngữ rộng lớn của La Mã & Đức;
− Sự tách biệt giữa thần quyền & thế quyền: Chúa & Caesar – Nhà thờ & Nhà nước, 2 thế lực bao trùm lên VH phương Tây. Sự tách biệt và đụng độ qua lại này trong TG phương Tây là riêng có vì thế nó đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển của phương Tây. Với Hồi giáo Chúa là Ceasar; với Trung Quốc / Nhật Bản Ceasar là Chúa; với Chính thống giáo Chúa là người bạn nhỏ của Ceasar;
− Chế độ pháp quyền: ảnh hưởng từ người La Mã, truyền thống thượng tôn pháp luật đã đặt nền móng cho CN hợp hiến và bảo vệ nhân quyền, kể cả quyền về tài sản, chống lại việc sử dụng sức mạnh tùy tiện. Ở hầu hết các nền văn minh khác, luật ít được coi là yếu tố quan trọng trong việc hình thành tư duy & hành vi;
− Đa nguyên XH: hầu hết các XH Tây Âu đều bao gồm tầng lớp quý tộc tương đối mạnh, giai cấp nông dân đáng kể, giai cấp thương nhân nhỏ nhưng có ý nghĩa. Sức mạnh của giai cấp quý tộc phong kiến đặc biệt quan trọng trong việc hạn chế khả năng thể chế chuyên chế cắm rễ sâu ở hầu hết các quốc gia châu Âu;
− Các thể chế đại diện: CN đa nguyên XH đã sớm sinh ra đẳng cấp, nghị trường, và các thể chế đại diện cho quyền lợi của giai cấp quý tộc, thầy tu, thương nhân và tầng lớp khác. Những thể chế này đưa ra các hình thức đại diện mà quá trình tiến hóa theo thời gian thành thể chế dân chủ. Không một nền văn minh nào được thừa kế một di sản thể chế đại diện có lịch sử ngàn năm như vậy;
− CN cá nhân: là đặc điểm khác biệt trung tâm của XH phương Tây với phần còn lại; TK 14 15 CN cá nhân phát triển và được chấp nhận quyền lựa chọn cá nhân nổi trội ở TK 17.
Những đặc trưng trên gắn với 7 sự kiện mạnh mẽ của lịch sử văn minh phương Tây: Thiên Chúa giáo Lã Mã, chế độ phong kiến, thời kỳ phục hưng, thời kỳ cải cách, bành trướng & thuộc địa hóa, thời kỳ khai sáng, sự hình thành quốc gia – dân tộc.
Các hệ tư tưởng lớn của TK 20 gồm CN tự do, CNXH, CN vô chính phủ, CN Marx, CNCS, dân chủ XH, CN bảo thủ, CN dân tộc, CN phát xít, và dân chủ Kito giáo. Tất cả đều là sản phẩm của nền văn minh phương Tây, điều mà không một nền văn minh nào có được. Thế nhưng phương Tây lại chưa bao giờ sinh ra một tôn giáo lớn nào. Tôn giáo lớn đều là sản phẩm của các nền văn minh phi phương Tây.
Quốc gia bị giằng xé
Nga:
• Phát triển như một nhánh của nền văn minh Byzantine; suốt 200 năm từ TK 13-15 dưới quyền cai trị của Mông Cổ, Nga không có hoặc ít tiếp cận với “7 sự kiện lịch sử mạnh mẽ phương Tây”; thời kỳ Peter Đại đế (1689-1725) Kievan Rus và Muscovy đã tồn tại tách biệt & ít tiếp xúc với XH phương Tây. 7 trong “8 đặc trưng cót lõi của văn minh phương Tây” hầu như không có ở Nga; thứ duy nhất “có” là di sản cổ đại nhưng lại đến Nga thông qua đế chế Byzantine chứ không trực tiếp từ La Mã như phương Tây. Những thứ này đã định hình nên một XH & nền văn hóa Nga không hoàn toàn giống với XH đã phát triển ở Tây Âu.
• Xã hội Nga lai tạp, bên cạnh giới quý tộc nhỏ bé là đường lối, thể chế, tín ngưỡng Byzantine & châu Á chiếm ưu thế. Nga mang trong mình đặc thù Á-Âu và Chính thống giáo. Nó khác với phương Tây với một số phận độc nhất vô nhị là cầu nối châu Âu với châu Á. Thập niên 1990, các nhà nghiên cứu nhận xét về bản sắc VH Nga là quốc gia bị giằng xé với “đường lối nhị nguyên vừa Slav vừa phương Tây”. Chính thống giáo có trung tâm là Nga, tách khỏi Kito giáo phương Tây, ít tiếp xúc với phong trào Phục Hưng, Cải cách và Khai sáng.
Thổ Nhĩ Kỳ:
• Thập niên từ 1920-1930 Mustafa Kemal Ataturk đã tách quá khứ dân tộc khỏi Ottoman và Hồi giáo. Ông ta phế truất Sultan thành lập thể chế cộng hòa theo kiểu phương Tây, bãi bỏ hệ thống quyền lực Hồi giáo thay thế bằng hệ thống luật pháp dựa trên bộ luật dân sự Thụy Sỹ, tạo nên nước TNK hiện đại. Nhưng TNK đã thất vọng khi đơn xin gia nhập EU liên tục bị trì hoãn bởi lý do sâu xa nằm ở chỗ TNK là một quốc gia Hồi giáo. Đến thập niên 1980-1990, với sự trỗi dậy của Hồi giáo, tính chất của nền chính trị XH TNK đã thay đổi.
• Là thành viên của NATO nhưng chưa phải là thành viên của EU, các lãnh đạo đương đại luôn phát biểu rằng “TNK là cây cầu giữa tây và đông”. Cây cầu chỉ là cách ngụy tạo cho sự liên kết 2 thực thể rắn chắc nhưng không thuộc về bên nào. TNK là một quốc gia bị giằng xé.
Australia:
• Là một XH phương Tây ngay từ ban đầu. Với quan điểm cho rằng kinh tế đã lấn lướt VH trong việc hình thành vận mệnh dân tộc, thập niên 1990, Australia đã quyết định “thay đổi bản sắc” nên tách khỏi phương Tây để trở thành một quốc gia châu Á. Australia một lần nữa chứng minh cho sự tồn tại của một quốc gia bị giằng xé bởi: chưa có sự đồng thuận cao trong nội bộ và châu Á chưa sẵn sàng tiếp nhận một thực thể VH phương Tây vào câu lạc bộ.
Học được gì?
Nhật Bản: theo phong trào Minh Trị đã tách khỏi châu Á hòa nhập vào châu Âu, thì NB của công cuộc hồi sinh cuối TK 20 lại chấp nhận chính sách “xa Mỹ gần Á” trước đòi hỏi tái xác định VH truyền thống. Các nhà nghiên cứu thống nhất rằng, NB có một bản sắc “văn hóa đơn độc”, không theo một xu hướng tôn giáo nào, dẫn đến hạn chế tính phổ quát sang XH khác. Quan sát rằng Nhật Bản & Hàn Quốc đề cao lợi ích mang tính tập thể lên trên lợi ích cá nhân thông qua “đạo đức công việc, trung thành, và cần kiệm”.
Singapore: Tổng thống Wee Kim Wee đã đề xuất 4 giá trị, nhấn mạnh sự khoan dung, hòa hợp chủng tộc & tôn giáo”. Sau này, khi công bố sách trắng Singapore bổ sung thêm điều thứ 5 về việc ủng hộ quyền cá nhân, chủ yếu muốn chống lại các giá trị Khổng giáo về tôn ti trật tự và gia đình – thứ có thể dẫn tới CN gia đình trị. Khi tuyên bố những giá trị chung, rõ ràng Singapore đã loại bỏ những giá trị chính trị ra khỏi tầm nhìn. 5 giá chung:
− Dân tộc trước cộng đồng và XH trên cái tôi
− Gia đình là giá trị căn bản của XH
− Cộng đồng quan tâm & ủng hộ cá nhân
− Đồng thuận thay vì bất hòa
− Hòa hợp chủng tộc & tôn giáo
Chủ đề trung tâm, văn hóa và bản sắc văn hóa đang định hình các mô hình liên kết, tan rã và xung đột trong TG ngày nay. Tác giả thấy rằng lần đầu tiên trong lịch sử, nền chính trị toàn cầu vừa đa cực vừa đa văn minh.
Vậy giờ đây chúng ta là ai?
Bằng những gì có ý nghĩa nhất, các dân tộc tự xác định mình bằng dòng dõi, tổ tiên, phong tục, ngôn ngữ, hệ giá trị và thể chế. Họ xác định danh phận mình bằng các nhóm: văn hóa, bộ tộc, tôn giáo, quốc gia, và ở mức độ rộng nhất là nền văn minh. Con người không chỉ sử dụng chính trị nhằm tăng cường lợi ích mà còn để xác định danh phận của mình.
“Chúng ta biết mình là ai chỉ khi chúng ta biết mình không là ai, và thường chỉ khi chúng ta biết mình chống lại ai” – Huntington.
Bài của anh Nguyễn thế Duyệt- CTV Thư viện