“Thuận theo hoàn cảnh – Không có một chiến lược phát triển vạn năng” được viết bởi Brian Levy, một chuyên viên của Ngân hàng Thế giới với hàng chục năm kinh nghiệm thực tế tại nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Từ Zambia ở châu Phi tới Hàn Quốc, Bangladesh ở châu Á, Brian Levy đã mở ra cho tôi một cánh cửa mới, một thế giới mà tôi chưa từng biết tới. Ở thế giới của Brian Levy, ông tận tụy, nhiệt tình, cố gắng hết mình để giải quyết một bài toán khó: Làm sao để các quốc gia kém phát triển tăng trưởng?
Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund – IMF) hay các tổ chức quản trị tài chính khác được thành lập nhằm tạo ra một thị trường lành mạnh, bền vững và họ luôn nỗ lực để giúp tất cả các quốc gia thành viên hoặc sắp trở thành thành viên có được sự chuẩn bị tốt nhất, có quyền lợi bình đẳng với tất cả các nước khác. Tuy nhiên, mong ước thì vẫn chỉ là mong nước và nói thường dễ hơn làm rất nhiều. Ngân hàng Thế giới gặp hết thất bại này tới thất bại khác. Tham vọng cải thiện các nước chậm phát triển biến thành thất bại nhiều hơn là thành công. Có lúc nhìn lại tình trạng của các quốc gia sau khi được Ngân hàng Thế giới đầu tư, nhiều người không khỏi thốt lên: Có lẽ cứ để nghèo đói còn tốt hơn là sự tham nhũng tràn lan và ô nhiễm môi trường công nghiệp tệ hại! Và Brian Levy đã không thể tiếp tục đứng nhìn thảm trạng đó kéo dài. Ông đã dùng toàn bộ kinh nghiệm nhiều thập kỉ của mình dưới vai trò chuyên viên cũng như lãnh đạo nhóm làm việc của Ngân hàng Thế giới để đưa ra một hướng đi mới cho các chính sách hỗ trợ phát triển của ngân hàng này: Thuận theo hoàn cảnh (Working with the grain). Cách tiếp cận xuôi thớ (with the grain) chính là phải hiểu cặn kẽ tình trạng của một quốc gia, trước khi quyết định đưa ra bất cứ chính sách hỗ trợ cho vay nào. Điều này đi ngược lại hoàn toàn hướng tiếp cận trước đây của Ngân hàng Thế giới: chìa khóa vạn năng (one size fits all). Suốt nhiều thập kỉ Ngân hàng Thế giới đã áp dụng một phương pháp duy nhất, một phương pháp được cho là tốt nhất, cho tất cả các quốc gia mà WB quyết định hỗ trợ. Và thảm trạng mà phương pháp chìa khóa vạn năng này đem đến là tham nhũng triền miên, ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Cuốn sách được phối hợp giữa NXB Tri thức và Book Hunter dự kiến xuất bản vào tháng 11/2022. Cuốn sách nằm trong Tủ sách Kiến tạo.
MỤC LỤC:
Lời nhà xuất bản
Lời giới thiệu cho cuốn sách Thuận theo hoàn cảnh
Lời người dịch
Lời cảm ơn
Mở đầu
Phần I:
CÁC KHÁI NIỆM – MỘT HỆ THỐNG PHÂN LOẠI NĂNG ĐỘNG
Chương 1: Tìm kiếm một mô hình phát triển hữu hiệu
Chương 2: Xây dựng một hệ thống phân loại
Chương 3: Cận kề tình trạng hỗn loạn
Phần II:
CÁC QUỐC GIA – ÁP DỤNG HỆ THỐNG PHÂN LOẠI VÀO THỰC TIỄN
Chương 4: Lộ trình áp đặt trong thực tế
Chương 5: Cạnh tranh mang tính cá nhân trong thực tế
Chương 6: Các vòng hồi tiếp dương trong thực tế
Chương 7: Các hình thái quản trị và tăng trưởng
Phần III:
XEM XÉT CÁC GIỚI HẠN QUẢN TRỊ
Chương 8: Chức năng và hình mẫu trong cải cách khu vực công
Chương 9: Sự minh bạch và sự tham gia – Để hai “mảnh ghép” vừa vặn
Chương 10: Quản trị nhiều bên hữu quan và khu vực tư nhân
Phần IV:
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN – KHÍA CẠNH QUẢN TRỊ
Chương 11: Quản trị và phát triển – Phân tích và làm rõ diễn ngôn
Chương 12: Định hướng cho chính sách phát triển
Tài liệu tham khảo
Chỉ mục
*Khuyến nghị sử dụng:
- Nền tảng cần có: Yêu thích quản trị và kinh tế, muốn tìm hiểu về các chiến lược phát triển như thế nào
- Cách đọc: Đọc với cái nhìn khách quan, vừa đọc vừa tìm hiểu, tra cứu thêm các tài liệu khác
- Ứng dụng: Bồi đắp hiểu biết một cách khách quan và có hệ thống về các mô hình phát triển, không phải chỉ có một mô hình tối ưu duy nhất
Nguồn tin: http://bookhunterlyceum.org/san-pham/dat-truoc-thuan-theo-hoan-canh/