Blink (Trong chớp mắt) – Malcolm Gladwell

0
1419
Thông tin về sách trong bài viết
Tên Sách: Trong chớp mắt
Tác Giả: Malcolm Gladwell

Nếu như quyển đầu tiên, “The Tipping Point” cho ta thấy được cách chúng ta nhìn về thế giới xung quanh mình thì quyển “Blink” này cho ta hiểu thêm về thế giới bên trong. “Blink” giải thích cách chúng ta nghĩ mà ko suy nghĩ, về những lựa chọn trong nháy mắt, và cho ta thấy rằng nó ko đơn giản như mình thấy. Tại sao có nhiều người hành động theo trực giác và thành công, nhưng lại có người theo nó và thất bại thảm hại? Hay theo như Hiền nói .. sao có cái được gọi là “tình yêu sét đánh”, nhưng có lúc lại gọi là “say nắng”?

Phần não chi phối những kết luận trong nháy mắt đó được gọi là the adaptive unconscious. The adaptive unconscious hoạt động giống như một máy tính khổng lồ im lặng và nhanh chóng xử lý tất cả những dữ liệu chúng ta cần để vận hành như một con người. Ví dụ như khi bạn đang đi bộ ngoài đường và tự nhiên thấy có 1 xe tải đang lao về phía mình, bạn có thời gian để nghĩ hết mọi lựa chọn xử trí ko? Dĩ nhiên là ko. Cách duy nhất loài người đã có thể tồn tại như một sinh vật đến tận bây giờ là vì chúng ta đã phát triển một loại cơ chế ra quyết định khác mà có khả năng phán đoán rất nhanh dựa vào rất ít thông tin. Khi chúng ta gặp ai đó lần đầu tiên, khi chúng ta đi phỏng vấn xin việc, bất cứ khi nào chúng ta phản ứng trước một ý tưỡng mới, hoặc khi ta phải quyết định nhanh chóng dưới áp lực, chúng ta sử dụng phần thứ 2 đó của bộ não.

Kết quả hình ảnh cho chớp mắt Blink – Malcolm Gladwell

Người ta nói rằng the conscious mind có thể đọc được tối đa khoảng 50 từ 1 phút, nhưng the unconscious mind thì có khả năng thu nhận vô hạn từ. Vì vậy, những người có eidetic memory là những người đọc cực kỳ nhanh và chỉ cần đọc qua 1 lần là có thể nhớ vĩnh viễn (còn photographic memory là người chỉ cần nhìn qua 1 lần là nhớ .. một loại là phải nhìn mới nhớ và một loại là đọc mới nhớ. Nhân vật Robert Langdon trong “Da Vinci Code” được cho là có eidetic memory). Nhưng khả năng đó của the unconscious mind là do khả năng kén chọn thông tin thu nhận, hay còn gọi là thin slicing. Đứng trước vô số thông tin cần xử lý, the unconscious mind chỉ cần chọn lấy một vài thông tin nhỏ và từ đó có thể đưa ra kết luận của mình. Nên việc có người quyết định trong chớp mắt đúng, và có người lại quyết định sai là do khả năng the unconscious mind của người đó chọn lựa thông tin, và khả năng này luôn có thể thực tập nhiều lần để làm cho những lần phán đoán trong chớp mắt sau được chính xác hơn.

Để lấy ví dụ cho việc thực tập đó, tác giả kể về những tâm lý học, sau một thời gian quan sát và biết chắt lọc thông tin, họ có khả năng đoán một cuộc hôn nhân nào đó có bền vững hay không chỉ trong 3 phút quan sát cặp vợ chồng đó đối thoại. Mẩu đối thoại đôi khi hết sức đời thường, như bàn luận về con chó nuôi trong nhà, hay về thời tiết, và hai vợ chồng ko hề tỏ ra một thái độ gì đó khác thường. Khi quan sát 1 cặp vợ chồng, họ đo lường mức độ của cảm giác tích cực và tiêu cực. Để một cuộc hôn nhân được duy trì, tỉ lệ của cảm giác tích cực với cảm giác tiêu cực cho mỗi lần trao đổi ít nhất phải là 5:1. Thông thường con người chỉ ở trong 1 trong 2 trạng trái của mối quan hệ. Cái đầu tiên là khi cảm giác tích cực lấn lướt. Nó giống như bộ đệm .. khi người bạn đời của bạn làm gì tệ, bạn sẽ chỉ nhún vai và nói “anh ta đang ko vui thôi”. Nhưng khi bạn ở trạng trái cảm giác tiêu cực lấn lướt, bạn sẽ có khuynh hướng rút ra những kết luận khó thay đổi về người đó, và làm khó thay đổi trạng thái hơn. Vì vậy, nhà tâm lý học sẽ vẽ lên sơ đồ của trạng thái tích cực và tiêu cực đó .. và sau một thời gian, có thể thấy được chiều của sơ đồ. Lúc nó đi lên, lúc nó đi xuống, nhưng khi nó đã đi xuống được 1 lúc thì 94% là nó sẽ tiếp tục đi xuống …

Để nhìn vào một cuộc hôn nhân, thật ra chỉ cần nhìn vào 4 yếu tố: defensiveness (phòng thủ .. kiểu như vợ nói “sao nhà mình nghèo quá”, chồng liền giật mình liền “ý em là anh bất tài, kiếm ít tiền hả?”), stonewalling (bất hợp tác .. vợ nói “mình cùng làm cái này đi anh”, chồng “thôi, em làm đi, anh ko thích”), criticism (chỉ trích .. vợ nói “em mệt quá”, chồng “tại em làm việc ko hiệu quả”), và contempt (coi thường .. cái này chắc khỏi cần ví dụ). Và yếu tố quan trọng nhất là cảm giác coi thường. Chỉ cần 1 hay 2 người trong cuộc hôn nhân thể hiện sự coi thường về người kia thì chắc chắn đó là dấu hiệu cuộc hôn nhân có vấn đề. Phụ nữ hay chỉ trích và đàn ông thì hay bất hợp tác, khi phụ nữ bắt đầu than vãn về 1 vấn đề thì đàn ông khó chịu và bỏ đi, rồi phụ nữ lại chỉ trích nhiều hơn và đàn ông ko thèm nghe luôn .. trở thành vòng luẩn quẩn. Nhưng nói đến sự coi thường thì cả hai giới đều có khả năng thể hiện như nhau, vì vậy, nếu ta có thể quan sát được sự coi thường thì ta chẳng cần để ý đến dấu hiệu gì khác nữa. Và đó là bí mật của cái sự 3 phút phán đoán đó.

Nhưng mặt tối của khả năng phán đoán nhanh của the unconscious mind là sự định kiến và tính phân biệt. Bạn nhìn ai đó có một vẻ bề ngoài thế nào đó và bạn tự nhiên thấy ko ưa. Nhiều người thấy black men là tự nhiên nắm chặt túi xách của mình hơn, trong khi thật sự nếu hỏi họ có phân biệt chủng tộc không thì họ sẽ trả lời rằng không. Bản thân họ cũng ko nhận thức được hành động nắm chặt túi xách của mình .. nó diễn ra trong tích tắc và vô cùng tinh tế. Tuy nhiên, ấn tượng đầu tiên đó được tạo ra do kinh nghiệm và môi trường sống của ta, nên ta luôn có thể thay đổi nó, bằng cách thay đổi kinh nghiệm liên quan đến ấn tượng đầu tiên đó. Như ví dụ trên về cảm giác trước black men, mình có thể thay đổi phản xạ đó bằng cách cố gắng tiếp xúc với họ nhiều hơn, tìm kiếm những môi trường, cơ hội cùng làm việc với họ thì dần dần, định kiến của mình về họ sẽ thay đổi.

Nói chung là sách còn nói nhiều nữa về những trường hợp ra quyết định nhanh ko giải thích được và cách người ta giảm thiểu những khả năng phán đoán nhanh đó là sai. Nhưng phần về hôn nhân là phần Hiền tâm đắc nhất, nên kể đến đây thôi. Sách khá thú vị, vẫn viết theo phong cách như những quyển sách khác của Malcolm Gladwell, nhưng Hiền cảm thấy khả năng ứng dụng không nhiều. Có lẽ vì nó liên quan đến thế giới bên trong của con người, mà người ta lại nói “giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời” .. nên mình đọc để hiểu mình, chứ chưa chắc là tránh được.

Posted by thuhiennt on January 15, 2010

Nguồn: blogger Nguyen thu Hien

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

four × 2 =